Page 142 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 142
- Cơ chân bướm trong đi từ chân bướm ngoài, mỏm tháp xương khẩu cái
và củ xương hàm trên đến bám vào mặt trong của ngành xương hàm dưới.
Động tác: Đưa hàm dưới lên trên, ra trước, giúp vào chuyển động xoay
trong lúc ăn.
- Cơ chân bướm ngoài thuộc loại cơ hai đầu đi từ cánh lớn xương bướm
và chân bướm ngoài đến bám vào khớp thái dương - hàm.
Động tác: Đưa hàm dưới ra trước, kéo sụn khớp ra trước giúp vào động
tác xoay trong lúc nhai.
2.3. Mạch máu, thần kinh
Động mạch cấp máu là các nhánh tách ra từ động mạch cảnh ngoài như
các nhánh thái dương nông, nhánh tai sau cấp máu cho các vùng bên đầu,
động mạch cấp máu cho vùng mặt và các động mạch chẩm.
Thần kinh:
- Các nhánh thái dương của dây V (tam thoa) và các nhánh đám rối cổ.
- Dây thần kinh số VII (dây mặt) chi phối sự vận động các cơ bám da
mặt khi dây này bị tổn thương sẽ không khép kín mắt, cánh mũi sệ xuống,
mồm méo lệch về bên lành và mất một số nếp nhăn ở bên liệt.
3. Cơ, mạch máu, thần kinh vùng cổ
Vùng cổ được chia làm ba vùng: vùng cổ trước, vùng cổ bên và vùng cổ
sau (vùng gáy)
3.1. Vùng cổ trước bên
Các cơ cổ bên gồm 2 cơ
Cơ bám da cổ đi từ mạc phần trên cơ ngực lớn và cơ Delta đến bám vào
bờ dưới thân xương hàm dưới .
Động tác: Kéo hàm dưới, môi dưới và làm nhăn da cổ.
Cơ ức đòn chũm đi từ cán ức, 1/3 trong xương đòn bám vào mặt ngoài
mỏm chũm và 1/2 ngoài đường gáy trên xương chẩm bởi dải cân nông, là cơ
tùy hành của động mạch cảnh.
Động tác: Khi co một bên: nghiêng đầu về cùng bên. Còn khi cả hai cơ
đều co: gấp cột sống cổ nâng lồng ngực lên trên.
138