Page 76 - Giáo trình môn học Thực hành dược lý
P. 76

+
                  + Các thiazid: ngoài việc gây hạ K /máu còn gây tăng calci máu
                                                                                                  2+
                                                                 +
                  + Các thuốc lợi tiểu quai: ngoài việc gây hạ K /máu còn gây hạ calci máu (Ca ) dẫn đến
                  triệu chứng co rút cơ, run cơ. Do tác dụng ngắn nên nguy cơ giảm kali huyết có thể ít hơn
                  so với lợi tiểu thiazid.
                  Cả hai nhóm trên đều làm mất kali, nếu bù không đủ có thể hạ kali – huyết đến mức nguy

                  hiểm.
                  - Thuốc lợi tiểu giữ kali: Tác dụng phụ nguy hiểm nhất là tăng kali – huyết. Cần theo dõi

                  điện giải đồ, các chỉ số khí máu.
                  Nhóm thuốc chẹn beta


                  Thuốc chẹn beta dùng quá liều có thể gây chóng mặt, ngất do tim đập chậm và hạ huyết
                  áp; suy tim có thể nặng lên. Tim đập chậm là loạn nhịp phổ biến nhất. Nhưng nếu uống
                  quá nhiều, nhiễm độc cấp có biểu hiện lâm sàng khác nhau, tuỳ theo các loại thuốc chẹn

                  beta  khác  nhau.  Thí  dụ:  sotalol  có  thể  gây  loạn  nhịp  nhanh  thất,  đôi  khi  xoắn  đỉnh,
                  propranolol có thể gây hôn mê và co giật.

                  Ngoài ra các thuốc nhóm này còn gây ra các cơn khó thở, cơn hen, đặc biệt ở bệnh nhân
                  suy tim nặng. Cần theo dõi nhịp tim, huyết áp, chỉ số glucose, chỉ số lipid máu trên bệnh

                  nhân
                  Nhóm thuốc chẹn kênh calci

                  Các thuốc nhóm này thường ít tác dụng phụ hơn: phổ biến là phù cổ chân (hay gặp nhất).

                  Ngoài ra có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng
                  mặt, đánh trống ngực. Cần theo dõi điện giải đồ và nhịp tim.

                  Nhóm thuốc ức chế men chuyển

                  Tác dụng phụ phổ biến là: hạ huyết áp, nhức đầu, chóng mặt. Thường có biểu hiện ho

                  khan trên bệnh nhân.
                  Trong các trường hợp dùng thuốc quá liều: chủ yếu gây hạ huyết áp mạnh.
                  Xử trí: Ngừng thuốc và theo dõi.

                  Điều trị hỗ trợ: Gây nôn, rửa dạ dày, truyền tĩnh mạch huyết tương và natri clorid 0,9%.
                  Thẩm tách máu có thể loại thuốc khỏi tuần hoàn.

                  *Thuốc giãn mạch trực tiếp

                  Tác dụng phụ phổ biến của các thuốc dẫn chất nitroglycerin là: giãn mạch, hạ huyết áp

                  thế đứng, choáng váng, chóng mặt, nổi ban, rối loạn tiêu hóa, methemoglobin - máu.
                  Khi dùng quá liều gây hạ huyết áp nặng kèm theo truỵ tim mạch, ngất, nhức đầu dữ dội,
                  chóng mặt, rối loạn thị giác, tăng áp lực nội sọ, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, ỉa chảy,

                  khó thở, methemoglobin - máu, bại liệt, hôn mê.
                                                              74
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81