Page 31 - Giáo trình môn học Thực hành dược lý
P. 31
Viên nén, nang 10mg; 20mg 6 vỉ
6 Piroxicam Ống tiêm 20mg 1 hộp
Kem bôi 0,5%; 1% 6 tube
Viên nén 20mg 6 vỉ
7 Tenoxicam
Lọ bột pha tiêm 20mg 6 lọ
Viên nén 100, 200, 400mg 6 vỉ
8 Ibuprofen
Siro 100mg/5ml 6 hộp
Viên nén 7,5mg, 15mg 6 vỉ
9 Meloxicam
Ống tiêm 15mg/5ml 6 ống
10 Celecoxib Viên nén 100mg, 200mg, 400mg 6 vỉ
11 Etoricoxib Viên nén 30mg, 60mg,90mg,120mg 6 vỉ
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
2.1. Tra cứu thông tin thuốc
2.1.1. Thông tin về sản phẩm thuốc
Tra cứu các thông tin được ghi trên nhãn thuốc, bao gồm 8 thông tin cơ bản sau:
- Tên thuốc
+ Tên danh pháp quốc tế
+ Tên biệt dược (nếu có)
- Thành phần, hàm lượng (hoặc nồng độ) dược chất
- Dạng thuốc và đường dùng
- Nhà sản xuất
- Số kiểm soát: số lô sản xuất – ngày sản xuất
- Hạn sử dụng
- Số đăng ký lưu hành
- Một số lưu ý:
+ Điều kiện bảo quản
+ Thuốc phải bán theo đơn
+ Thuốc có ký hiệu đặc biệt: đường dùng, dạng bào chế đặc biệt
Viên sủi: Là loại viên để pha thành dung dịch, hỗn dịch trước khi uống. Hướng dẫn bệnh
nhân hòa tan trong 100 – 200ml nước, đợi thuốc tan hoàn toàn rồi uống.
Viên bao tan trong ruột: uống nguyên viên và xa bữa ăn và uống kèm theo một cốc
nước to (> 200ml)
Viên đạn: dùng đặt hậu môn, có hình trụ, hình nón hoặc thủy lôi.
Thuốc bột, cốm: Là dạng thuốc rắn khô tơi hoà tan trong nước rồi uống
29