Page 126 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 126

2.3.2. Tình trạng thừa cân béo phì và đái đường với các bệnh tim mạch

                        Để đánh giá tình trạng mập phì,người ta hay dung nhất chỉ số BMI (body

                  mass index) như sau:





                        Thí dụ: một người nam giới cao 1,75m, nặng 64kg thì BMI của người đó là:




                        Một người phụ nữ từ 25 tuổi trở lên, cao 1,6 mét nặng 54 kg sẽ có BMI:




                        Nếu BMI từ 25 đến 29 thì là tình trạng béo phì cấp I, từ 30 đến 40 là cấp II

                  và từ 40 trở lên là cấp độ III. Người ta nhận xét thấy sự đe dọa bệnh tim mạch

                  càng cao nếu:

                        -  Mức độ béo phì càng cao

                        -  Nếu tình trạng béo phì càng sớm. Sau 50 tuổi thì tương đối có nhẹ hơn

                        -  Nếu tình trạng béo phì càng lâu. Sau 20 năm thì nặng hơn sau 10 năm

                  Ở người béo phì:

                        -  Tỷ lệ Cholesterol tốt giảm rõ rệt.

                        -  Tỷ lệ triglyceride tăng rõ rệt.

                        Gần đây một công trình nghiên cứu của Manson J.E và cộng sự, năm 1990

                  theo dõi trong 8 năm 115.886 phụ nữ Mỹ tuổi từ 30 đến 50, thấy tỷ lệ đe dọa

                  nhồi máu cơ tim (có tử vong và không tử vong) như sau:


                        -  Tăng 1,3 lần cho những BMI từ 21 đến 25
                        -  Tăng 1,8 lần cho những BMI từ 25 đến 29


                        -  Tăng 3,3 lần cho những BMI cao hơn 29

                  2.3.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường:

                        -  Tuổi càng cao càng bị đe dọa

                        -  Lười vận động

                        -  Béo phì thừa cân

                        -  Dinh dưỡng, bữa ăn mất cân đối





                                                                                                         122
   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131