Page 63 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 63

- Nhận biết các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh, nên chú ý tình trạng đau,

               sưng, tình trạng đỏ hoặc thay đổi màu sắc ở một bên chân hay có cảm giác nóng

               trên da ở khu vực bị ảnh hưởng.

               6.3.4. Tư vấn giáo dục sức khỏe, đề phòng biến chứng

                     Chế độ ăn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

               * Hạn chế đường

                     Bạn có biết chất đường ngày nay được xác định là nguyên nhân gây nhiều

               bệnh lý mãn tính ở người:

               - Làm giảm hoạt động của những chất chống oxy hóa.

               - Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

               - Kích hoạt quá trình tăng cân.

               - Gây gan nhiễm mỡ không do rượu.

               - Gây tăng acid uric (nguồn gốc của bệnh gout)

               - Gây viêm thận….

                     Ở Âu Mỹ ngày nay việc cảnh báo không dùng quá nhiều đường quan trọng

               hơn việc không dùng quá nhiều  chất mỡ. Vì vậy khi cần dùng đường bạn hãy nhớ

               lời khuyên này.

               * Tránh xa rượu và thuốc lá.

                     Rượu và thuốc lá là những chất độc hại cho tĩnh mạch cũng như đôi chân của

               bạn.


               * Bổ sung và ăn nhiều chất xơ
                     Phải rặn nhiều khi đại tiện, táo bón là nguyên nhân quan trọng hàng đầu làm tĩnh


               mạch suy giãn. Khi bạn phải rặn nhiều , bạn tạo nên một áp lực lớn lên hệ thống tĩnh
               mạch vùng thấp. Chính tình trạng này gây ra bệnh trĩ và làm trầm trọng hơn tình trạng


               suy giãn tĩnh mạch của bạn. Hãy ăn những thực phẩm giàu chất xơ và bổ sung chất xơ
               mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.


               * Giảm cân
                                                                                                          57
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68