Page 134 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 134
c. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất
thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế
- Chất thải rắn thông thường
- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
2.9.2. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế
2.9.2.1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý
ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu
chứa chất thải theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy
hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương
pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu
chứa;
- Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất
thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
- Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất
thải y tế;
- Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại
và thu gom chất thải.
2.9.2.2. Phân loại chất thải y tế
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và
có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và
có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu
vàng;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu đen;
129