Page 217 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 217

Khi trẻ ở tư thế đứng, ngồi, quỳ, người cấp cứu đứng phía sau lưng nạn nhân,

                  vòng tay qua người nạn nhân. Người cấp cứu dùng gót bàn tay của 1 tay  đặt trên

                  bụng trẻ ở vị trí trên rốn, dưới mũi ức, tay thứ hai đặt trên tay thứ nhất, dùng cả hai

                  tay ấn mạnh lên bụng nạn nhân ép về phía sau, ấn 5 lần trừ khi dị vật bật được ra

                  ngoài.

                         Khi trẻ nằm ngửa, người cấp cứu quỳ chân đối diện với người trẻ. Đặt gót

                  của 1 bàn tay trên bụng trẻ ở vị trí trên rốn, dưới mũi ức, tay thứ hai đặt lên trên tay

                  thứ nhất, dùng cả hai tay ấn mạnh lên bụng về phía sau, ấn 5 lần trừ khi dị vật bật

                  ra ngoài.





























                             Hình 2A; B. Thủ thuật Heimlich cho trẻ lớn, tư thế đứng và nằm



                         Nếu đã lấy dị vật ra mà trẻ vẫn không thở lại bình thường cần tiến hành cấp

                  cứu ngừng thở cho trẻ và chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu trẻ tự thở được

                  đặt trẻ nằm tư thế thoải mái và tiếp tục theo dõi trẻ.

                  4.2.3 Bước 3: Cấp cứu ngừng thở

                  * Nếu trẻ còn tỉnh: để trẻ tự chọn tư thế thích hợp để duy trì sự thông thoáng

                  đường thở, không cần can thiệp để cải thiện vì nếu không có phương tiện cấp cứu





                                                                                                            217
   212   213   214   215   216   217   218   219   220