Page 216 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 216
- Gọi giúp đỡ và bắt đầu can thiệp bằng thủ thuật áp dụng theo từng lứa tuổi:
+ Trẻ sơ sinh: áp dụng động tác vỗ lưng kết hợp ấn ngực để loại bỏ dị vật. Cách
tiến hành như sau:
Đặt trẻ nằm dọc trên 1 cánh tay người cấp cứu, đầu trẻ thấp, cánh tay người
cấp cứu đặt dọc theo đùi mình và dùng gót của bàn tay còn lại vỗ lên lưng trẻ 5 lần.
Nếu làm như vậy dị vật không bật được ra ngoài, lật trẻ lại đặt trẻ nằm lên
đùi của mình vẫn ở tư thế đầu thấp và ấn ngực 5 bằng 2 ngón tay lần tại vị trí ép
tim với tần suất 1 lần/giây.
Nếu dị vật không bật ra ngoài kiểm tra miệng trẻ xem có nhìn thấy dị vật và
có thể lấy dị vật ra được không và có thể lặp lại vỗ lưng lần nữa.
+ Trẻ nhỏ và còn bú: Người cấp cứu ngồi xuống ghế, đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối,
đầu thõng xuống thấp. Một tay đỡ lồng ngực trẻ, tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ vùng
giữa hai xương bả vai, làm lại nhiều lần dị vật có thể bật ra ngoài (Hình 1)
Hình 1A; B. Thủ thuật Heimlich cho trẻ nhỏ và còn bú
- Trẻ lớn: áp dụng kỹ thuật Heimlich. Nếu trẻ lớn hơn người cấp cứu không sử
dụng được kỹ thuật 1 tay thì có thể đặt trẻ vào lòng và áp dụng thủ thuật Heimlich.
Kỹ thuật này áp dụng khi nạn nhân có thể ở tư thế đứng, ngồi, quỳ, nằm.
216