Page 215 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 215
3.2.2. Dị vật khí quản: dị vật lọt qua thanh môn rơi xuống khí quản nhưng không
xuống được phế quản. Trẻ có biểu hiện khó thở từng cơn, nếu đặt ống nghe để nghe
phổi có thể nghe thấy dấu hiệu lật phật do dị vật di chuyển lên xuống trong lòng khí
quản.
3.2.3 Dị vật phế quản: thường dị vật sẽ rơi vào phế quản bên phải vì phế quản phải
to hơn và dốc hơn so với bên trái. Triệu chứng giống với tình trạng nhiễm khuẩn hô
hấp, ho kéo dài trên 30 ngày, sốt nhẹ, biếng ăn. Nếu không được phát hiện và lấy dị
vật ra sớm trẻ có thể biểu hiện viêm phế quản phổi, xẹp phổi, áp xe phổi, khí phế
thũng.
4. Xử trí cấp cứu ban đầu
4.1 Nguyên tắc chung: Lấy dị vật ra và đảm bảo hô hấp cho trẻ.
4.2 Kỹ thuật: Ngay khi xác định được trẻ bị sặc cần tiến hành cấp cứu tại chỗ theo
trình tự sau:
4.2.1 Bước 1: Đánh giá ngay xem trẻ
- Ho có hiệu quả không?
- Ho không có hiệu quả, hoặc đang có biểu hiện tắc nghẽn đường thở nặng: cần
đánh giá tiếp trẻ còn tỉnh hay không tỉnh.
4.2.2 Bước 2 xử trí lấy dị vật ra ngoài
* Xử trí nếu trẻ ho có hiệu quả
- Khuyến khích trẻ ho mà không cần can thiệp (trừ khi trẻ ho yếu hoặc trẻ có biểu
hiện mất ý thức) vì ho tự nhiên có tác dụng làm bật dị vật ra khỏi đường thở hiệu
quả hơn bất kỳ nghiệm pháp can thiệp nào. Trong thời gian này phải luôn theo dõi
sát trẻ và tuyệt đối không để trẻ một mình.
- Nếu nhìn thấy rõ dị vật và dị vật ở gần ngoài có thể lấy ra được thì dùng ngón tay
để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ nhưng phải đảm bảo tuyệt đối không đẩy tiếp dị vật
sâu vào trong đường thở.
* Xử trí nếu trẻ ho không hiệu quả hoặc tắc nghẽn đường thở nặng biểu hiện:
trẻ tím.
215