Page 206 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 206
ngồi, rướn người lên hoặc dựa lưng về phía sau, không nhất thiết bắt trẻ nằm ngửa
kê gối dưới vai nếu điều đó gây khó chịu cho trẻ. Trẻ nhỏ bế trẻ và lựa tư thế để trẻ
cảm thấy dễ chịu nhất, thường tư thế bế đầu cao hoặc bế vác vai.
- Vỗ rung thực hiện khi trẻ có tình trạng tăng tiết đờm dãi. Mục đích của vỗ rung
để làm đờm ứng đọng ở trong phế quản bong khỏi thành phế quản rồi rơi xuống
phế quản lớn và được tống ra ngoài khi trẻ ho. Thời điểm vỗ rung nên xa bữa ăn
cách khoảng 2 giờ, tốt nhất nên vỗ rung vào sáng sớm sau khi trẻ ngủ dậy hoặc khi
có tình trạng ứ đọng đờm dãi gây cản trở hô hấp của trẻ, cần ngừng vỗ rung khi
thấy tình trạng hô hấp của trẻ xấu đi. Tùy thuộc vào mục đích dẫn lưu đờm ở thùy
trên hay dưới của phổi mà đặt trẻ tư thế thích hợp: nếu dẫn lưu đờm thùy trên phổi
nên đặt trẻ tư thế ngồi hoặc bế vác lên vai còn dẫn lưu đờm thùy dưới phổi đặt trẻ
tư thế nằm (nghiêng, nằm sấp, có thể nằm vắt ngang 2 chân của mẹ). Các lưu ý khi
thực hiện kỹ thuật vỗ rung cho trẻ:
+ Có thể vỗ rung nhiều lần trong ngày tùy thuộc tình trạng tiết đờm ở đường thở
của trẻ.
+ Thời gian mỗi lần vỗ rung không nên quá 30 phút
+ Trước khi vỗ rung nên làm sạch thông thoáng mũi miệng trẻ
+ Nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng khi thực hiện vỗ rung không nên vỗ trực
tiếp trên da của trẻ.
+ Không nên vỗ rung khi trẻ ăn no
+ Cần để đầu trẻ hơi ngửa khi vỗ
+ Nên thay đổi vị trí vỗ cho trẻ, không nên vỗ rung 1 vị trí trên ngực trẻ quá 3 phút
+ Tránh vỗ lên vị trí của dạ dày, xương ức, cột sống
+ Sau vỗ rung nên cho trẻ bú hoặc uống nước ấm
+ Người vỗ rung nên tháo bỏ nhẫn vòng đồng hồ không làm tổn thương trẻ
+ Chỉ dùng lực di chuyển cổ tay để vỗ rung cho trẻ, không dùng lực của cả cánh tay
để vỗ rung.
+ Nên vỗ rung theo nhịp độ đều đặn, dứt khoát không nên quá mạnh, quá nhanh
206