Page 197 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 197
- Chăm sóc bà mẹ khi có thai: ăn uống đầy đủ, lao động phù hợp với sức khỏe,
tiêm phòng uốn ván, khám thai định kỳ, phát hiện và điều trị sớm các bệnh.
- Tổ chức cuộc đẻ an toàn.
- Dinh dưỡng đúng, phù hợp với lứa tuổi.
- Tiêm chủng đúng và đủ theo lịch.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường.
- Rèn luyện thân thể.
- Cách ly với trẻ và người lớn bị bệnh lây lan.
- Tuyên truyền giáo dục cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ về cách phát hiện, chăm
sóc và nuôi dưỡng trẻ khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
3. Hen phế quản
Định nghĩa hen theo GINA 2016: hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường
thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng phản ứng
đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường
thở, xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái phát nhiều lần,
thường xảy ra về đêm và sáng sớm và có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Hen phế quản thường gặp ở tất cả các lứa tuổi và có xu hướng ngày càng
gia tăng đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh diễn biến kéo dài, phức tạp và có thể dẫn đến tử
vong hoặc ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động, học tập và các hoạt động xã
hội. Chi phí cho điều trị và phòng chống hen là rất lớn gồm các chi phí trực tiếp
như tiền thuốc, viện phí…. Và các chi phí gián tiếp như: nghỉ học, nghỉ làm, mất
việc…Như vậy hen phế quản là một gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội,
là vấn đề toàn cầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới dự kiến đến năm 2025 số người mắc hen trên thế
giới là 400 triệu người. Tỉ lệ mắc hen dao động từ 1-30% tuỳ từng vùng và từng
nước. Tỉ lệ tử vong do hen không phụ thuộc vào độ lưu hành bệnh. Hàng năm thế
giới có khoảng 250.000 người tử vong do hen và 85% các trường hợp tử vong do
197