Page 166 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 166
- Hẹn khám lại ngay nếu trẻ có các biểu hiện: bệnh nặng hơn hoặc có bất kỳ dấu
hiệu nguy hiểm toàn thân nào.
- Trường hợp viêm rốn nặng chuyển lên tuyến trên. Chú ý: giữ ấm, phòng hạ đường
huyết, tiêm bắp 1 liều kháng sinh trước khi chuyển viện.
Chú ý: không bôi hoặc rắc kháng sinh hoặc các loại thuốc mỡ vào rốn.
3.2 Viêm da mụn phỏng
- Nguyên nhân: do liên cầu, tụ cầu.
- Triệu chứng: trên da xuất hiện các mụn phỏng to bằng hạt đỗ, hạt ngô, lúc đầu
nước trong, sau hơi đục, tổn thương khu trú ở phần thượng bì của da, xuất hiện ở
bất kỳ vùng nào trên cơ thể, khi mụn phỏng vỡ để lại vết trợt đỏ, nước trong mụn
phỏng có thể lây lan ra các vùng da lành và có thể lây sang trẻ khác.
- Chăm sóc tại chỗ
+ Rửa tay sạch.
+ Nhẹ nhàng rửa sạch mủ và vẩy bằng nước muối loãng.
+ Thấm khô bằng gạc sạch.
+ Bôi tím gentian 0,5% hoặc xanh methylen 1% vào các mụn mủ.
+ Rửa sạch tay.
Trường hợp nặng thực hiện y lệnh dùng kháng sinh toàn thân.
3.3. Nhiễm khuẩn niêm mạc
3.3.1 Nhiễm khuẩn mắt
- Nguyên nhân: do nhiễm khuẩn như tụ cầu, lậu cầu hoặc do nấm Chlamydia...
- Triệu chứng: mắt có mủ chảy ra, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến mù. Nếu
do lậu cầu lấy mủ mắt soi tươi mủ có thể thấy song cầu Gram (-).
- Chăm sóc tại chỗ: Với các trường hợp nhiễm khuẩn mắt tại chỗ do vi khuẩn tụ
cầu chỉ cần điều trị tại chỗ mà không dùng kháng sinh toàn thân.
+ Rửa cả hai mắt mỗi ngày 3 lần:
Mẹ rửa sạch tay.
Trẻ nhắm mắt lại.
166