Page 117 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 117
Ở người bình thường thân nhiệt thường dao động trong khoảng từ 36,5 độ C
đến 37,5 độ C. Thân nhiệt trong ngày dao động thấp nhất vào 4 giờ sáng và cao
nhất vào 18 giờ, ngoài ra trong một số trường hợp thân nhiệt cũng thay đổi ví dụ:
thân nhiệt tăng khi ăn, hoạt động thể lực, thay đổi tâm lý, trong chu kỳ kinh.
Sốt thường là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng nhưng cũng có thể là
dấu hiệu của một số bệnh không nhiễm trùng như các bệnh ác tính hoặc do một số
loại thuốc. Khi các tác nhân gây sốt tác động vào cơ thể, trung tâm điều nhiệt bị
ảnh hưởng làm cơ thể tăng tạo nhiệt và giảm thải nhiệt do vậy cơ thể thiết lập nên
một ngưỡng nhiệt độ mới cao hơn so với ngưỡng bình thường và vì thế thân nhiệt
bình thường trở thành thấp. Điều này khác với tình trạng tăng thân nhiệt. Tăng thân
nhiệt nghĩa là thân nhiệt đo được cao hơn mức bình thường và ngưỡng thân nhiệt
vẫn bình thường, trường hợp này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với môi trường nóng
quá lâu.
2. Phân loại mức độ sốt: Dựa vào nhiệt độ đo được ở hậu môn khi bị sốt có thể chia
sốt thành 4 mức độ.
Sốt nhẹ: khi nhiệt độ đo được từ 38 đến 39 độ C
Sốt vừa: khi nhiệt độ đo được từ 39 đến 40 độ C
Sốt cao: khi nhiệt độ đo được từ 40 đến 41 độ C
Sốt kịch phát: khi nhiệt độ từ 41 độ C trở lên.
Nhiệt độ đo ở nách sẽ thấp hơn nhiệt độ đo ở hậu môn khoảng 0,5 độ C.
3. Những thay đổi của cơ thể khi bị sốt
3.1. Thay đổi về chuyển hóa
Khi bị sốt cơ thể tăng chuyển hóa, thông thường cứ tăng 1 độ C thì cơ thể
tăng nhu cầu oxy lên 10% và tăng chuyển hóa 3-5%.
Glucid được sử dụng để tạo năng lượng cho cơ thể ngay khi bắt đầu sốt và
nếu sốt cao kéo dài lượng glucid sẽ cạn kiệt khi đó cơ thể sẽ huy động chuyển hóa
protid và lipid để tạo năng lượng vì thế sẽ sinh các sản phẩm chuyển hóa không có
117