Page 10 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 10
vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Muốn ngăn cản vi khuẩn kháng thuốc phải có chiến lược
dùng kháng sinh. Chiến lược này chỉ thành công khi được cộng đồng chấp nhận.
Muốn đề phòng được các bệnh nhiễm trùng thì cần phải phát hiện được các bệnh
này, hay nói một cách khác là phải chẩn đoán được các bệnh nhiễm trùng. Để chẩn đoán
cần dùng các phương pháp lâm sàng, xét nghiệm và dịch tễ học. Các phương pháp này
chỉ có thể được thực hiện dựa trên hệ thống y tế cơ sở của cộng đồng. Phát hiện được
dịch bệnh sớm là yêu cầu rất quan trọng để ngăn cản dịch bệnh lây lan.
Qua những phác hoạ rất sơ lược về mối quan hệ giữa vi sinh vật gây bệnh và sức khoẻ
cộng đồng trên đây, chúng ta cũng dể dàng nhận thấy rằng vi sinh vật y học liên quan rất
khăng khiết với sức khoẻ cộng đồng.
6. Đơn vị phân loại
Đơn vị phân loại của vi sinh vật nằm trong hệ thống phân loại của sinh vật và bao gồm:
1. Giới (kingdom): Ví dụ giới động vật, giới thực vật. Tên gọi lấy theo đặc điểm chính
của giới bằng chữ Hy Lạp hoặc Latin.
2. Ngành (division hoặc phylum)
Dưới ngành (subdivision)
3. Lớp (class), dưới lớp (subclass)
4. Bộ (order): Tên gọi lấy tên họ chính và tận cùng bằng chữ -ales. Ví dụ
Pseudomonadales.
Bộ phụ (suborder) hay dưới bộ, tận cùng bằng chữ -ineae. Ví dụ Rhobacterineae.
5. Họ (family): Tận cùng bằng chữ -aceae. Ví dụ Enterobacteriaceae.
Dưới họ (subfamily): tận cùng bằng chữ -oideae.
6. Tộc, chi (tribe): Tận cùng bằng chữ -eae.Ví dụ Escherichieae.
Dưới tộc (subtribe) tận cùng bằng chữ -inae.
7. Giống (genus hoặc genera): Ví dụ Staphylococcus, Salmonella...
8. Loài (species): Đây là đơn vị phân loại cơ bản nhất, tên khoa học của loài thường
đặt kép, tên giống trước và tên loài sau. Ví dụ Staphylococcus aureus.
10