Page 8 - Thực hành Hóa phân tích
P. 8
Đọc vạch mặt cong tiếp xúc phía dưới (hình a)
+ Đối với dung dịch có mầu: Đọc vạch mặt thoáng phía trên (hình b)
+ Một số buret có vạch mầu dọc theo chiều dài của thân buret, trong trường hợp
này ta đọc tại vạch gẫy (hình c).
hình a hình b hình c
Do hiện tượng giãn nở không thuận nghịch của thuỷ tinh nên các dụng cụ
này không được sấy, và cần hiệu chỉnh thể tích khi cần thiết.
2.3.2.Thực hành sử dụng dụng cụ đong đo thể tích
Hút chính xác 5ml dung dịch
Các bước Tiến hành
1 Lựa chọn pipet và xác định thể tích cần lấy
2 Kiểm tra pipet (tráng nước cất hoặc dung dịch cần hút – nếu cần)
3 Rót nước cất vào cốc
4 Đưa mũi pipet ngập vào giữa lòng dung dịch
5 Dùng quả bóp cao su để hút dung dịch lên trên vạch trên
6 Thả từ từ cho dung dịch về vạch trên, giữ chặt đầu pipet và dịch
chuyển về bình tam giác
7 Thả từ từ chính xác thể tích dung dịch cần lấy vào bình tam giác
8 Trả dung dịch thừa trong pipet về cốc đựng
9 Rửa sạch dụng cụ, để đúng nơi quy định
2.4. Hiệu chỉnh pipet và buret
2.4.1.Hiệu chỉnh pipet
Các bước Tiến hành
1 Cân một bình tam giác (hoặc cốc cân có nắp) 50ml có nút nhám
hoặc nút cao su đã sấy khô với độ chính xác 0,0001g.
2 Ấn nút “tare” trừ bì đưa về giá trị 0,0000mg
3 Dùng pipet chính xác 5,0ml, lấy đúng 5,0ml nước cất và đưa vào
bình tam giác.
4 Cân bình nón đã chứa 5,0ml nước cất (m 1). Như vậy khối lượng
5ml nước cất là (m 1).
5 Lặp lại 5 lần để lấy giá trị trung bình m tb
6 Tính toán thể tích hiệu chỉnh :
Sử dụng công thức : V pipet =m tb:d nước
7 Rửa sạch dụng cụ, để đúng nơi quy định
2.4.2.Hiệu chỉnh Buret
8