Page 17 - Thực hành Hóa phân tích
P. 17

BÀI 4: PHA DUNG DỊCH ĐỆM – ĐO pH
                                                        Số tiết: 02

               Mục tiêu học tập

                     1.  Trình bày được điều kiện xảy ra các phản ứng trong dung dịch chất điện ly.
                     2.  Tính toán được các giá trị pH của một số dung dịch.
                     3.  Pha được một số dung dịch đệm và xác định pH của dung dịch.
                     4.  Rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác trong thực hành hóa phân tích.
                     5.  Có trách nhiệm và trung thực trong phân tích mẫu thử.


               Nội dung
               1. Nguyên tắc
                      Dung dịch đệm là dung dịch có pH hầu như không thay đổi đáng kể khi pha
                 loãng hoặc khi thêm một lượng nhỏ acid mạnh hay base mạnh vào nó.
                      Dung dịch đệm điển hình thường chứa những cặp acid-base liên hợp (theo
                 quan niệm của Bronsted), trong đó dạng base cần mạnh để trung hòa acid thêm
                 vào còn dạng acid là chất có khả năng cho proton để trung hòa base thêm vào
                 hoặc hoặc để bù [H  ] bị giảm do pha loãng. Đó cũng là cơ chế giải thích vì sao
                                       +
                 dung dịch đệm giữ được pH tương đối cố định.
                      Hai hệ đệm phổ biến là :
                 + Dung dịch đệm gồm một acid yếu và muối của nó như :
                                         CH 3COOH + CH 3COONa   (Đệm acetat)
                   Cặp acid/base liên hợp là CH 3COOH/CH 3COO           -
                                                                              C
                    Công thức tính pH cho hệ đệm này là:  pH         pK   lg  m
                                                                         a
                                                                               C a
                   Trong đó  Ca là nồng độ acid, Cm là nồng độ muối
                   - Dung dịch đệm gồm base yếu và muối của nó, như:
                               NH 3 + NH 4Cl     (Đệm amoni)
                                                     4+/
                   Cặp acid –base liên hợp là NH NH 3
                                                                                     C
               Công thức tính pH của hệ đệm dạng này là :  pH          14   pK   lg  m
                                                                               b
                                                                                     C b
                   Trong đó  C b là nồng độ base, C m là nồng độ muối
                   Thay đổi tỉ số C m/C a hoặc C m/C b người ta thu được các dung dịch đệm có pH
               khác nhau. Muốn điều chế một dung  dịch đệm có pH theo yêu cầu thì cần tính tỉ lệ
               C m/C a hoặc C m/C b để pha chế.
                   Mỗi dung dịch đệm chỉ có khả năng giữ bền vững pH trong một giới hạn nhất
               định. Khả năng đó được đặc trưng bởi khái niệm dung lượng đệm. Dung lượng
               đệm là số mol acid mạnh hoặc base mạnh thêm vào 1 lít dung dịch đệm để pH thay
               đổi 1 đơn vị. Dung lượng đệm càng lớn thì khả năng cố định pH của dung dịch
               đệm càng tốt. Nồng độ dung dịch càng đặc thì dung lượng đệm càng lớn. Dung
               lượng đệm cực đại khi pH = pK

               2.Chuẩn bị
               2.1.Dụng cụ

                                                             17
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22