Page 127 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 127
3.2.5. Chẩn đoán, điều trị và phòng chống
- Chẩn đoán chủ yếu xét nghiệm tìm trứng sán trong phân hay dịch tá tràng
hoặc khi phẫu thuật.
- Điều trị bằng nitroxynil hay praziquantel.
- Phòng bệnh bằng cách không ăn châu chấu sống hay nướng chưa chín.
3.3. Sán máng Schistosoma
3.3.1. Loài sán gây bệnh
Họ Schistosomatidae là sán máng truyền qua da, ký sinh trong máu của
người (tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch bàng quang).
Trong số 19 loài sán máng thuộc giống Schistosoma có 6 loài được xác
định là gây bệnh ở người.
- Schistosoma hematobium chủ yếu ký sinh trong tĩnh mạch bàng quang
gây tổn thương ở bàng quang.
- S. japonicum, S. mekongi, S. intercalatum và S. malayensis chủ yếu ký
sinh ở tĩnh mạch cửa và gây tổn thương ở hệ thống gan-mật, lách, ruột.
- S. mansoni chủ yếu ký sinh và tổn thương ở ruột.
3.3.2. Hình thể
Sán máng đơn giới (đực cái riêng). Sán máng đực hình máng nhỏ có kích
thước 10 -20 mm, rộng 1 mm, ôm lấy con cái dài 20 mm, chúng ký sinh trong
đường máu. Sán máng có 2 hấp khẩu, không có thực quản và 2 nhánh ruột nối
với nhau.
Trứng không có nắp và có gai.
3.3.3. Chu kỳ
Sán máng tưrởng thành ký sinh trong máu [7]. Sán máng cái đẻ trứng,
trứng đào thải ra ngoài qua đường phân hoặc nước tiểu [1]. Trứng xuống nước,
nở ra ấu trùng lông [2], ấu trùng lông ký sinh ở ốc thích hợp [3] và phát triển
thành ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước[4,5].
Người nhiễm sán máng do ấu trùng (cercaria) từ nước chui qua da vào máu
[6].
124