Page 131 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 131

gọi là sán nhái (Sparganum erinacei) [6]. Chó, mèo ăn phải ấu trùng từ động vật

                  hay Cyclops sẽ bị mắc sán dây trưởng thành [7].

                  4.1.4. Tác hại gây bệnh, chẩn đoán và điều trị

                        - Người dùng ếch nhái sống đắp vào mắt để chữa bệnh, ấu trùng sẽ rời cơ

                  ếch để chui vào giác mạc mắt ký sinh và gây bệnh ấu trùng. Cũng có trường hợp

                  người ăn phải ấu trùng từ động vật (ếch nhái) hay Cyclops có ấu trùng chưa đ-

                  ược nấu chín, do có ái tính với giác mạc, ấu trùng sán di chuyển đến ký sinh ở

                  giác mạc mắt. Bệnh đã gặp rải rác ở Việt Nam.

                        - Chẩn đoán chủ yếu soi đáy mắt hặc sinh thiết. Có thể chẩn đoán bằng

                  miễn dịch.

                        - Điều trị chủ yếu bằng ngoại khoa lấy ấu trùng và chống bội nhiễm.

                  4.2. Sán dây Hymenolepis nana

                  4.2.1. Loài sán gây bệnh

                        Sán  dây  Hymenolepis  nana  thuộc  họ  Hymenolepididae  là  ký  sinh  trùng


                  truyền qua tiết túc. Vật chủ chính là chuột, đôi khi người cũng là vật chủ chính.
                  Vật chủ trung gian là những côn trùng như bọ chét, gián...


                        Sán  dây  này  được  Bilharz  tìm  ra  đầu  tiên  năm  1851  trên  một  trẻ  em  ở
                  Cairo, Ai Cập và được V.Siebold đặt tên là Taenia nana năm 1852, sau đó được


                  Blanchard đổi thành Hymenolepis nana năm 1891.
                  4.2.2. Hình thể


                        Sán dây dài 10-30 mm, có khi tới 100 mm, thường ký sinh ở chuột, đầu có

                  4 mồm hút và một vòng móc với 20-30 móc.

                        Đốt sán ngắn và chỉ có 3 tinh hoàn. Đốt già chứa 100-200 trứng.

                        Trứng hình thuẫn, có 2 vỏ, có 6 vết móc, kích thớc 40-50 m. Sinh sản

                  bằng rụng đốt, trứng được giải phóng ra từ đốt, cần một thời gian phát triển ấu

                  trùng ở ngoại cảnh để thành tuổi nhiễm.

                  4.2.3. Chu kỳ

                          Sán sinh sản bằng rụng đốt, trứng được giải phóng ra từ đốt [1], cần một

                  thời gian trứng phát triển có ấu trùng ở điều kiện ngoại cảnh để thành tuổi nhiễm

                  [2]. Vật chủ trung gian ăn trứng có ấu trùng sẽ bị bệnh ấu trùng [3]. Người hay


                                                              128
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136