Page 59 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 59

rọc và được gọi là ròng rọc (trochlea) dùng để tiếp khớp vái xương trụ.  Phần ngoài
            tiếp khớp với xương quay bằng lồi chỏm (capitulum) có hình cầu.  Gãy trên lồi cầu
            là trường hợp chấn thương thường gặp ở trẻ em.
               ở  trên ròng rọc,  phía trưốc có hô'vẹt (coronoid fossa) để mỏm vẹt xương trụ đi
            vào khi gập cẳng tay, phía sau có hô'khuỷu (olecranon fossa) để mỏm khuỷu xương
            trụ đi vào khi duỗi căng tay. Khi gập cẳng tay, chỏm xương quay sẽ đi vào hố quay
            (radial fossa)  nằm ỏ  mặt trước  phía  trên lồi chỏm.  Ớ hai bên  lồi cầu  xương cánh
            tay có hai  mỏm  là  mỏm  trên  lồi cầu  trong  và  mỏm  trên  lồi  cầu  ngoài  (medial  &
            lateral  epicondyle).  Mặt  sau  mỏm  trên  lồi  cầu  trong có  rãnh  thần  kinh  trụ.  Các
            mỏm này là các điểm mốc xương trong kỹ thuật lượng giá.

            II. KHỚP
            1. Khớp ức -  đ ò n  (ste rn o c la v ic u la r jo in t)

               Khớp  ức-đòn tạo  thành  bởi  xương ức  và  xương  đòn.  Hình  thể  các  diện  khớp
            của các xương liên kết với nhau gần vói khớp yên. Tuy nhiên, nhờ đĩa khốp chia 0
            khớp thành hai phần mà động tác có thể xảy ra quanh ba trục thẳng góc với nhau:
            trục trước-sau, trục thẳng đứng và trục ngang. Như vậy, về độ linh hoạt, khớp này
            gần giống với khớp chỏm cầu.
               Tương ứng vối ba trục quay, khốp có các động tác sau:  đưa ra trước và ra sau,
            nâng lên và hạ xuông, động tác quay quanh trục đi dọc theo xương đòn và động tác
            quay vòng. Trong động tác quay vòng, đầu ngoài xương đòn vẽ thành một hình bầu
            dục có chiều cao đến 10cm và chiều trước sau dài gần 12cm.

            2. K hớp cù n g  v a i-đ ò n  (acro m io clav icu lar jo in t)
               Cấu  tạo bởi mỏm cùng vai và xương đòn.  Khớp  này thường là khốp phẳng và
            đôi khi biến thành khốp bán động sụn. cử động của khốp rất hạn chế.
            3. K hớp v ai (g le n o h u m e ra l jo in t)

               Khớp vai  đúng nghĩa  là khớp  ổ chảo-cánh  tay,  được  cấu  tạo bởi  chỏm  xương
            cánh  tay  và  ổ  chảo  xương  vai.  Diện  khốp  hình  chỏm  cầu.  Diện  khớp  của  chỏm
            tương ứng vối gần  một phần ba hình cầu. o  chảo xương vai chỉ bàng một phần ba
            hay một phần tư diện khớp của chỏm.  Tuy nhiên,  nhờ có sụn  viền ô chảo  (glenoid
            labrum)  nên chiều  sâu  của  ổ tăng lên.  Bao khớp  mỏng và  có  kích  thước  lớn.  Bao
            bắt đầu ở gần sụn viền và bám tận vào cổ giải phẫu của xương cánh tay.
               Hệ dây của khớp vai chỉ có dây chằng quạ-cánh tay (coracohumeral ligament)
            đi từ mỏm quạ đên bao khốp. Sợi của những cơ đi qua và nằm sát trực tiếp vối bao
            khốp cũng đan vào bao khớp.  Các cơ này bao gồm cơ trên gai,  dưới gai,  dưới vai và
            tròn bé. Các dây chằng ô chảo-cánh tay (glenohumeral ligaments) chi là những nơi
            dày lên của bao khớp tạo thành.
                                                                               57
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64