Page 169 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 169

sử dụng tại cơ sở mình như sau:
                       a) Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên;
                       b) Định kỳ một năm một lần đối với thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi
               tính CT scanner, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một
               lần đối với các thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử
               dụng;
                       c) Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị;
                       d) Thiết bị xạ trị ngoài việc thực hiện kiểm định quy định tại các Điểm a, b
               và c Khoản này phải thực hiện kiểm tra chuẩn liều chiếu xạ theo tần suất do nhà
               sản xuất khuyến cáo.
                       2. Nếu kết quả kiểm định cho thấy các thông số vận hành liên quan đến an
               toàn của thiết bị bức xạ lệch khỏi giá trị cho phép, thiết bị phải hiệu chuẩn mới
               được cho phép tiếp tục sử dụng; việc kiểm tra, kiểm định phải được thực hiện
               theo quy trình do nhà sản xuất cung cấp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
                       3. Thiết bị đo bức xạ (thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề
               mặt, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ) phải được kiểm định ban đầu, sau khi
               sửa chữa và định kỳ hằng năm.
                       4. Việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ và thiết bị đo bức xạ phải
               được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng
               ký hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn.
                       Điều 10. Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ
               và thuốc phóng xạ, kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ,
               phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ
                       1. Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc
               phóng xạ, kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ và phòng lưu
               người bệnh điều trị bằng phóng xạ không được đặt liền kề khoa sản, khoa nhi.
                       2. Phòng đặt thiết bị bức xạ phải bảo đảm kích thước theo quy định tại Phụ
               lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
                       3. Chiều dày bảo vệ của tường, sàn, trần, cửa ra vào phòng đặt thiết bị bức
               xạ, cửa quan sát của phòng điều khiển phải được tính toán thiết kế theo quy định
               tại Điều 7 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 18/11/2012 của Bộ trưởng Bộ
               Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn trong chiếu xạ
               nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng và phải bảo đảm mức liều bức xạ tiềm năng
               của môi trường làm việc trong thực tế (không tính phông bức xạ tự nhiên) như
               sau:
                       a) Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị xạ trị
               không vượt quá 20 mSv/năm;
                       b) Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị xạ trị nơi công chúng đi lại, nơi
               người bệnh ngồi chờ không vượt quá 1 mSv/năm;
                       c) Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X - quang
               chẩn đoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X - quang di động) không vượt quá 10
               µSv/giờ;
                       d) Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế
               nơi công chúng đi lại, người bệnh ngồi chờ và các phòng làm việc lân cận không
               vượt quá 0,5 µSv/giờ.
                       Trường hợp phòng đặt thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế nằm trong


                                                           169
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174