Page 167 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 167
Điều 6. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị xạ trị
Thiết bị xạ trị ngoài việc thực hiện yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Thông
tư liên tịch này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Cho phép dừng chiếu xạ từ bàn điều khiển và việc cho chiếu xạ lại sau
khi dừng chỉ có thể thực hiện được từ bàn điều khiển; tự động trả nguồn về vị trí
bảo vệ khi mất điện và giữ nguồn ở vị trí bảo vệ đó cho đến khi thiết bị được bật
khởi động lại từ bàn điều khiển.
2. Các thiết bị xạ trị dùng nguồn phóng xạ phải có ít nhất 02 (hai) cơ cấu
điều khiển cho phép tự trả nguồn về vị trí an toàn và chấm dứt chiếu xạ khi có sự
cố.
3. Các thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ và thiết bị xạ trị áp sát suất
liều cao (HDR) phải được thiết kế để có thể thao tác bằng tay đưa nguồn về vị trí
bảo vệ trong trường hợp khẩn cấp. Các thiết bị dao gamma phải có cơ cấu để thao
tác bằng tay đóng cửa sổ che chắn nguồn trong trường hợp khẩn cấp.
4. Hộp chứa nguồn của thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ và
contenơ chứa nguồn phóng xạ của thiết bị xạ trị áp sát suất liều cao (HDR) phải
có dấu hiệu cảnh báo bức xạ theo đúng tiêu chuẩn có thể nhìn rõ ràng và khó bị
mờ.
Điều 7. Yêu cầu an toàn đối với nguồn phóng xạ kín và thuốc phóng xạ
1. Các nguồn phóng xạ kín được sử dụng cho thiết bị xạ trị từ xa hoặc xạ
trị áp sát suất liều cao phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế ISO 2919:2012 Radiation
protection - Sealed radioactive sources - General requirements and classification
hoặc tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6853:2001- An toàn bức xạ - Nguồn phóng xạ
kín - Yêu cầu chung và phân loại và nếu tiếp tục sử dụng sau thời gian sử dụng
được khuyến cáo bởi nhà sản xuất phải được kiểm tra rò rỉ phóng xạ để khẳng
định nguồn vẫn còn nguyên vẹn như thiết kế.
2. Thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân phải được phép lưu hành hợp
pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về dược, chỉ được sử dụng cho
mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh chức năng cơ thể và phải tuân thủ
các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận đối với các thông số sau:
a) Độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ (là phần trăm hoạt độ phóng xạ của
nhân phóng xạ đánh dấu trong thuốc phóng xạ so với tổng hoạt độ của các nhân
phóng xạ có trong thuốc phóng xạ);
b) Hoạt độ riêng (là hoạt độ phóng xạ trên một đơn vị khối lượng hợp chất
đánh dấu của một hạt nhân phóng xạ cụ thể tính cho cả dạng nằm trong và không
nằm trong hợp chất đánh dấu của hạt nhân phóng xạ đó);
c) Độ tinh khiết hóa phóng xạ (là phần trăm của nhân phóng xạ ở dạng liên
kết hóa học mong muốn của hợp chất đánh dấu so với tổng nhân phóng xạ có
trong thuốc phóng xạ, nghĩa là quan tâm đến nhân phóng xạ đã tách ra khỏi hợp
chất đánh dấu);
d) Độ tinh khiết hóa học (là tỉ lệ của dạng hợp chất đánh dấu chính không
quan tâm đến hoạt độ phóng xạ có trong đó so với toàn bộ chế phẩm thuốc phóng
xạ. Chế phẩm thuốc phóng xạ là lượng chuẩn bị của thuốc phóng xạ sẵn sàng để
dùng cho người bệnh);
đ) Độ pH;
167