Page 146 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 146
Hình 3.28. Phương pháp hiển thị ảnh siêu âm
3. Phân loại đầu dò siêu âm theo nguyên lý và cách lựa chọn đầu dò
3.1. Phân loại đầu dò siêu âm theo nguyên lý
3.1.1. Đầu dò phẳng
Đầu dò phẳng là đầu dò tập hợp nhiều đầu dò đơn được đặt trên một mặt
phẳng. Chúng độc lập với nhau về cơ điện và có thể tạo nên những tia siêu âm song
song với nhau nằm trên một mặt phẳng. Độ dày các tia (mật độ tia) I phụ thuộc vào
số lượng đầu dò đơn. Đầu dò phẳng hiện đại thường có 128 chấn tử, các chấn tử này
hoàn toàn độc lập về điện và âm.
Hình 3.55. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của đầu dò phẳng
3.2.1. Nguyên lý hoạt động
Để tạo ra hình ảnh ở kiểu quét song song (dạng ảnh chữ nhật), thông thường
người ta dùng đầu dò thẳng tuyến tính để quét. Đầu dò này gồm một dãy các cách tử
được sắp xếp sát nhau theo một đường thẳng trên một giá đỡ và được cách ly với
nhau về điện và âm.
Kích thước của các cách tử này được quyết định bởi tần số đầu dò (ví dụ:
10mm x lmm x 0,5mm) số lượng các cách tử (ví dụ 128) quyết định chiều dài quét (ví
dụ gồm 32 cách tử) được nối với nhau về điện (từ cách tử thứ nhất tới cách tử thứ
32). Với nhóm này đường quét tiếp theo, mỗi lần các cách tử trên được thay đổi một
phần tử (từ 2 tới 33, tiếp đến là từ 3 đến 34... cho tới đường quét cuối cùng ứng với
nhóm cách tử từ 97 tới 128 hiện lên để tạo ra một ảnh siêu âm hoàn chỉnh.
Quá trình quét này được lặp lại rất nhanh do vận tốc truyền âm trong cơ thể
khá nhanh (ước khoảng hơn 3000 m/s, tức là khoảng 20 tới 60 hình quét/s).
146