Page 149 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 149
Hình 3.59. Nguyên lý làm việc của đầu dò Convex
Nhờ Cấu trúc này mà tia siêu âm phát ra theo hình rẻ quạt. Sự cải tiến cho ta
đầu dò có những ưu điểm của hai loại đầu dò phẳng và đầu dò rẻ quạt cơ khí. Do vậy,
máy siêu âm đã dùng đầu dò này thay thế cho cả hai loại đầu dò trên. Tuy nhiên loại
đầu dò này cũng có mặt hạn chế. Vì một số chấn tử có kích thước không nhỏ nên kích
thước lưỡi búa vẫn lớn (xem hình 3.22). Cũng vì vậy máy siêu âm với đầu dò này chỉ
có thể dùng cho các bệnh viện đa khoa mà không thể dùng chuyên sâu như cho khoa
tim mạch.
3.3.2. Ưu và nhược điểm
* Ưu điểm của đầu dò Convex
Hình 3.60. Cấu tạo đẩu dò Convex
- Quét theo hình rẻ quạt mà không cần phần cơ khí và đồng bộ pha.
- Bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn của Linear.
- Có dạng cong nên có khả năng áp vào nhiều vùng của cơ thể
* Nhược điểm
Chất lượng ảnh siêu âm vùng bụng không cao
3.3.5. Ứng dụng
Có thể thay thế cho cả hai loại đầu dò trên
3.2. Cách lựa chọn đầu dò
3.2.1. Đặc điểm tần số sóng siêu âm
Phạm vi tần số của các đầu dò trong máy siêu âm chẩn đoán từ l÷15 MHz, Khi tần
số thấp, khả năng xuyên sâu của máy siêu âm càng lớn, có nghĩa là cho phép ghi chụp
những phần tử nằm sâu. Nhưng tần số càng cao, khả năng phân giải lớn, hình ảnh sẽ
nét hơn. Cũng vì thế người ta chế tạo ra các loạỉ đầu dò với tần số khác nhau.
Thường có những tần s ố : 3,5 MHz, 5 MHz và 7,5 MHz, những cố gắng gần đây
người ta chế tạo ra những tần số dải rộng. Ví dụ: 3,5-5MHz 6,5 ÷ 7,5MHz.
3.2.2. Lựa chọn đầu dò
Trong thực hành nhiều khi người làm siêu âm phải thực hiện thăm khám nhiều
cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là ở các bệnh viện đa khoa. Do đó,
nên lựa chọn đầu dò cho phù hợp với nhiệm vụ của mình, tốt nhất đương nhiên là các
149