Page 97 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 97
Bệnh nhân phải hít hơi thật sâu nín thở để phim được sáng và vòm hoành
hai bên hạ thấp. Các xương sườn được tách ra nhiều hơn, dễ quan sát được
thương tổn.
Hằng số chụp: cao hơn chụp phổi khoảng 5 kV (65 kV, 25 mAs, 1 m, có
lưới lọc).
2.1.2. Chụp nghiêng
Chụp nghiêng chỗ đau để tìm tổn thương của cung giữa vùng nách mà trên
phim thường chưa đủ thông tin để chẩn đoán. Đôi khi khó thực hiện trong
trường hợp bệnh nhân rất đau, hạn chế vận động. Vì vậy khi thực hiện kỹ thuật
chụp phải hết ức nhẹ nhàng, tránh tổn thương thứ phát.
Tư thế chụp (như phim phổi nghiêng):
− Bệnh nhân đứng nghiêng về bên cần chụp trước giá treo phim, thành
ngực áp sát vào phim. Hai tay dơ cao và chéo qua đầu. Mặt bệnh nhân
nhìn thẳng, cằm hơi ngửa.
− Chỉnh mặt phẳng lưng vuông góc với phim.
Tia trung tâm: chiếu vuông góc với phim khu trú vào ngang đốt sống lưng
D6 ở điểm giữa thành ngực trước và sau.
Chụp lúc bệnh nhân nín thở sau khi hít thở hơi vào tối đa.
Hằng số chụp: cao hơn chụp phổi khoảng 5 kV (80 KV, 70 mAs, 1m, có
lưới chống mờ).
2.1.3. Chụp khu trú (h 3.5)
Chụp khu trú chỗ đau để tìm tổn thương của cung sườn.
Tư thế chụp: Bệnh nhân có thể nằm ngửa, mặt hơi ngửa lên, hai tay duỗi
theo cơ thể.
Phim đặt bên ngực bị chấn thương.
Tia trung tâm:
- Chiếu vào điểm đau đã được đánh dấu bằng mẩu chì. Nếu muốn lấy cả
phần trước lồng ngực, tia khu trú vào bờ trên xương ức và chiếu xuống phía chân
0
30 và bệnh nhân hít vào tối đa.
- Nếu muốn chụp 5 xương sườn cuối thì đặt bóng thấp, tia khu trú vào trên
0
rốn độ 2 - 3 khoát ngón tay, chếch lên 30 về phía đầu và bệnh nhân thở ra tối đa.
97