Page 101 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 101
trong chấn thương ngực. Tổn thương hay gặp nhất là gãy xương đòn, chụp
xương đòn thường chụp ba thời điểm khác nhau đó là:
− Chụp ngay sau chấn thương để xác định tổn thương sau đó đề ra phương
pháp điều trị thích hợp, ví dụ gãy thì bó bột.
− Chụp sau khi bó bột để xem hai đầu gãy đã về vị trí giải phẫu bình
thường chưa.
− Chụp trước khi tháo bột để xem mức độ can xương, liền xương.
Dù chụp ở thời điểm nào thì yêu cầu bắt buộc đối với người làm kỹ thuật
phải hết sức nhẹ nhàng tránh sốc cho bệnh nhân.
2. Kỹ thuật chụp xương đòn
2.1. Kỹ thuật chụp thẳng (H 3.6)
Tư thế chụp: bệnh nhân có thể ngồi, hoặc nằm (sấp hoặc ngửa) trên bàn X
quang.
− Ngồi (đứng): bệnh nhân áp vai bên cần chụp sát phim, hai tay buông xuôi.
− Nằm sấp: Kê cao vai bên không cần chụp sao cho vai bên cần chụp sát
phim, hai tay xuôi xuống, hai chân duỗi thẳng, mặt quay về phía bên
không cần chụp.
− Nằm ngửa: áp dụng với bệnh nhân không nằm sấp được hoặc trẻ em.
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, hai tay xuôi xuống, hai chân duỗi thẳng,
mặt quay về phía bên không cần chụp.
Phim 18x24 đặt trên bàn (nếu bệnh nhân nằm) và trước giá treo phim (nếu
bệnh nhân ngồi hoặc đứng).
Tia trung tâm: chiếu thẳng vuông góc với phim, khu trú vào điểm giữa chỗ
cong nhất của xương đòn. Ngoài ra có thể chếch tia X lên trên hoặc xuống dưới
0
20 .
Hằng số chụp: 60KV, 20-30 mAs, 1 m, không lưới.
101