Page 31 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 31
Đây là một gẫy nội khớp, đặc biệt là gãy mắt cá ngoài. Sau chấn thương
khớp cổ chân thấy: đau ngay sau chấn thương, sưng nề bầm tím, giảm vận động,
thì cần nghĩ ngay đến tổn thương xương.
Trên chụp X quang thường có ba loại tổn thương:
- Gãy mắt cá ngoài do sấp bàn chân (loại này hiếm gặp khoảng 20% các
trường hợp) mắt cá ngoài đôi khi gãy ngang.
- Gãy mắt cá do ngửa bàn chân.
- Gẫy mắt cá do xoay hay gặp nhất khoảng 75% bàn chân ngửa và xoay
ngoài.
1.3. Gẫy xương sên
Sau chấn thương, khớp cổ chân chóng bị xưng to với những vùng tụ máu
do thương tổn dây chằng. Xương sên là một xương lớn nằm ở khớp cổ chân,
chịu lực lớn nên khi bị gãy, bệnh nhân thường mất cơ năng hoàn toàn, sưng nề
nhiều. Vì vậy cần chụp X quang sớm để xác định ổ gẫy, mức độ tổn thương.
1.4. Vỡ xương gót
Xương gót vỡ do ngã cao nện gót xuống nền cứng. Đường gẫy phần lớn đi qua
khớp sên - gót nên bệnh nhân hay bị viêm khớp và đau khớp sau chấn thương. Vùng
gót bị chấn thương thường sưng nề và có dấu hiệu bầm tím lan rộng hai bên, ấn gót
có điểm đau chói.
Chẩn đoán xác định bằng chụp X quang thường qui xương gót. Chụp hai tư
thế thẳng và nghiêng phát hiện các đường gãy và đánh giá góc Bohler. Góc này
được tạo bởi đường nối giữa lồi củ trước và sau với đỉnh xương gót, bình
0
thường khoảng 130 , góc này mất trong trường hợp vỡ sập xương gót.
2. Kỹ thuật chụp khớp cổ chân
2.1. Kỹ thuật chụp thẳng (H.1.17)
Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên bàn chụp, chân cần chụp duỗi thẳng.
Phim 13x18cm trên bàn, đặt mặt sau gót sát phim, khớp cổ chân vào giữa
phim.
0
Bàn chân xoay nhẹ vào trong một góc khoảng 80 so với phim. Như vậy,
đường nối hai mắt cá sẽ song song với phim hoặc trục xương bàn ngón 4 vuông
góc với phim.
31