Page 9 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 9
góc độ khác nhau. ở mỗi vị trí của chùm tia, một mã số về độ suy giảm tuyến
tính (linear attenuation) được ghi nhớ trong bộ nhớ. Khi chuyển động quét kết
thúc, bộ nhớ đã ghi nhận được một số lượng rất lớn những số đo tương ứng
với những góc khác nhau trong mặt phẳng quét. Tổng hợp những số đo và
nhờ máy vi tính xử lý các số liệu đó ta có những kết quả bằng số. Nhờ những
bộ phận tinh vi khác có trong máy, các số đó được biến thành hình ảnh và
hiện trên màn ảnh máy thu hình với hình ảnh một lát cắt ngang qua cơ thể.
1.4.1. Nguyên lý tái tạo hình theo ma trận
Máy vi tính với các phương pháp toán học phức tạp, dựa vào sự hấp thụ
tia X ở mặt cắt, tạo nên hình cấu trúc mặt cắt. Nguyên lý việc tái tạo lại thành
hình từ các số phụ thuộc vào các con số chứa trong ma trận tức là các cột và
các dẫy. Những cột và những dẫy này tạo nên các đơn vị thể tích cơ bản gọi là
Voxel (Volume elment), chiều cao của mỗi Voxel phụ thuộc vào chiều dày
của lớp cắt, thường là từ 1 đến 10mm. Mỗi Voxel hiện lên ảnh như một đơn
vị ảnh cơ bản gọi là Pixel (Picture element), cũng có nghĩa là Voxel trong ma
trận biến thành Pixel trên ảnh (H.1.5). Tổng các ảnh cơ bản đó hợp thành một
quang ảnh.
Hình 1.5: Nguyên lý tạo hình theo ma trận.
Tuỳ theo mức độ hấp thụ tia X của mỗi Voxel mà mỗi Voxel có một mật
độ hay tỷ trọng quang tuyến X (Radiologic density) khác nhau và thể hiện
trên màn hình là các Pixel có độ đậm nhạt khác nhau.
Máy chụp cắt lớp vi tính hiện nay thường có nhiều ma trận: 252 x 252;
340 x 340 và 512 x 512. Máy thế hệ 4 có cả ma trận 1.024 x 1.024 =
1.048.575 đơn vị thể tích (Voxel). Điều này chứng tỏ con số đo lường rất lớn
và độ phân giải rất cao của hình chụp cắt lớp vi tính. Thí dụ với ảnh chụp
2
trong ma trận 512 x 512, Pixel có diện tích bé hơn 1mm rất nhiều, với cạnh
có chiều dài 0,2mm.
9