Page 13 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 13
Hình 1.7: Tái tạo hình ảnh từ
mặt phẳng ngang (a) thành mặt
phẳng đứng ngang (b) và mặt
phẳng đứng dọc (c).
a
B c
Người ta có thể sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính để có một hình toàn thể
như phim chụp X quang ở tư thế thẳng hoặc chếch hoặc nghiêng, bằng cách đi
này thường mở đầu cho khám xét bằng chụp cắt lớp vi tính và để thầy thuốc
có một hình ảnh tổng quát về khu vực muốn thăm khám và trên cơ sở đó phân
chương trình quét, đặt độ dày cũng như khoảng cách giữa các lớp cắt... ảnh
này có tên gọi khác nhau: ảnh định khu (Topogramme), ảnh hướng dẫn (Scout
- view), ảnh X quang vi tính (Computed radiography).
Tuỳ theo khu vực muốn thăm khám ta phải chọn các mốc giải phẫu thích
hợp cho các lớp cắt. Thí dụ ở sọ thông thường là các mặt cát song song với
đường khoé mắt - lỗ tai ngoài (ligne orbio – meatale: OM), ở ngực và ở bụng
cũng là những lớp cắt theo trục ngang và các mốc giải phẫu là mũi ức và mào
chậu. Các lớp cắt thường dày từ 1 đến 10 mm và lớp nọ tiếp với lớp kia.
Khi đã có những hình ảnh cần thiết và hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh,
nhờ một bộ phận chụp ảnh có trong máy, người ta có thể chụp những hình
ảnh trên với những kích thước khác nhau.
13