Page 10 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 10
Ma trận tái tạo càng lớn thì cho ảnh càng chi tiết, nghĩa là trong ma trận
512 x 512 số lượng thông tin cần xử lý và lưu trữ tăng so với khi dùng ma
trận 340 x 340. Tuy nhiên loại ma trận 512 x 512 cần nhiều thời gian hơn loại
340 x 340 để tạo ảnh và chiếm khoảng rộng hơn trong bộ nhớ để lưu giữ ảnh
trong đĩa từ. Như vậy với một đĩa từ nhất định và chỉ để lưu trữ một loại ảnh
thì số lượng ảnh loại ma trận 512 x 512 được lưu trữ sẽ nhiều hơn so với loại
340 x 340.
Trong thăm khám thông thường thì dùng loại ma trận 340 x 340 là đủ,
nhưng muốn khám xét những chi tiết nhỏ như tai trong hoặc tổn thương rất
nhỏ trong não thì nên sử dụng loại ma trận 512 x 512 hoặc 1024 x 1024.
1.4.2. Đơn vị Hounsfield
Cấu trúc hấp thụ tia X càng nhiều thì mật độ hay tỷ trọng quang tuyến X
càng cao, vì vậy theo người Pháp còn gọi phương pháp chụp cắt lớp vi tính là
chụp cắt lớp đo tỷ trọng (tomodensitmetrie). Dựa và hệ số suy giảm tuyến tính
(linear attenuation coefficient) của chùm tia X khi đi qua một cấu trúc, người ta
có thể tính ra tỷ trọng của cấu trúc đó theo đơn vị Hounsfield qua công thức:
N(H) = k [M(x) – M(H 2O)] / M(H 2O)
- N(H) là tỷ trọng của một cấu trúc x tính theo đơn vị Hounsfield.
- M(x) là hệ số suy giảm tuyến tính của quang tuyến X khi đi qua một
đơn vị thể tích cấu trúc x.
- k là hệ số có giá trị bằng 1.000 theo Hounsfield đưa ra và đã được
chấp nhận.
Theo công thức trên thì tỷ trọng theo đơn vị Hounsfield của:
- Nước tinh khiết (H2O) là O đơn vị Hounsfield
- Không khí là - 1.000 đơn vị Hounsfield
- Xương đặc là + 1.000 đơn vị Hounsfield
1.4.3. Thang xám và cửa sổ ảnh
Máy chụp cắt lớp vi tính cho phép phân biệt được những sự khác biệt rất
nhỏ của những tổ chức có tỷ trọng khác nhau. Trong cơ thể con người nó có
thể mã hoá khoảng từ hai nghìn đến bốn nghìn mức độ khác nhau (tuỳ loại
máy) về tỷ trọng giữa cấu trúc có tính chất khí và cấu trúc có tính chất xương.
10