Page 7 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 7
A B
Hình 1.4 : Cấu tạo của đầu dò khí xenon (a) và của đầu dò bán dẫn(b)
Đầu dò bán dẫn gồm một lớp phát quang (scintillator) ghép với một điot
quang điện (photodiode). Tia X sẽ tác dụng lên lớp phát quang tạo ra ánh
sáng. Ánh sáng này sẽ được photodiode chuyển thành tín hiệu điện. Lớp phát
quang được dùng gồm vật liệu CdWO4, nguyên tố Ytri (Yttrium), nguyên tố
gadoli (gadolinium) thuộc họ Lanthan, và những vật liệu khác tuỳ theo nhà
sản xuất. Đầu dò bán dẫn có nhiều ưu điểm hơn đầu dò Xenon như: hệ số hấp
thụ tia X tốt hơn, bề mặt đầu dò phẳng nên góc thu nhận rộng hơn đầu dò
Xenon vốn có bề mặt cong.
Đầu dò gồm có một hoặc nhiều dãy hình quạt. Một dãy đầu dò cho phép
thu nhận những thông tin cần thiết để tái tạo một lớp cắt. Như vậy, CLVT có
n dãy đầy dò cho phép thu nhận đồng thời n lớp cắt, nhờ đó khả năng ứng
dụng trong chẩn đoán của CLVT được mở rộng rất nhiều lần.
Chuyển đổi tia X xảy ra gồm hai giai đoạn:
- Chuyển đổi bởi bộ nhấp nháy của tia X phát sáng.
- Chuyển đổi bởi điot quang điện từ ánh sáng thành điện; sự chuyển đổi
này tỷ lệ với số lượng tia X va đập vào bề mặt của bộ nhấp nháy.
Toàn bộ đầu dò là một thành phần hoạt động thống nhất theo những thay
đổi môi trường như là nhiệt độ, mức độ biến đổi độ ẩm…, để bảo vệ tính ổn
định của máy và tránh hình nhiễu ảnh.
Đối với CLVT đa dãy, các dãy được áp sát vào nhau không có khoảng
chết của bộ chuẩn trực. Thông thường, hệ thống phát hiện này được gọi là
“ma trận” bởi vì nó nhóm những bộ tiếp nhận thành khối và theo một ma trận.
Các dãy đầu dò có hai cách xắp xếp:
7