Page 81 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 81
- Độ lọc (filtre) tái tạo: chuẩn.
- Đặt cửa sổ: mức (WL): 30 – 80 HU; rộng (WW): 200 – 400 HU.
- Thăm khám trên 3 mặt phẳng: các lớp 2.5 – 5mm kế tiếp nhau.
2.5. Thuốc cản quang
- Tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang tan trong nước nồng độ 350 mgI/ml
- Liều thuốc cản quang: 2ml/kg, tốc độ tiêm: 2,5 – 3 ml/giây.
- Tiến hành cắt lớp sau tiêm 70 – 80 giây sau thời điểm bắt đầu tiêm
thuốc cản quang tĩnh mạch.
- Có thể chụp các lớp không tiêm trước để tham khảo.
2.6. Yêu cầu thăm khám
- Thành bụng, gồm cả các lỗ thoát vị tiểu khung.
- Gan, lách, ống tiêu hóa, khoang phúc mạc, tụy, thận và thượng thận.
- Động mạch chủ bụng và các nhánh tạng và các động mạch chậu.
- Các tạng sinh dục trong.
3. KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH GAN THƯỜNG QUI
3.1. Chỉ định
- Nghi ngờ hoặc đánh giá di căn gan.
- Nghi ngờ hoặc đánh giá các tổn thương nhiễm trùng hoặc bệnh lý viêm gan.
3.2. Chuẩn bị người bệnh
- Không cần nhịn ăn.
- Tháo bỏ các vật dụng có tính cản quang ở vùng chụp để tránh nhiễu ảnh.
- Tham khảo thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân (tiền sử dị ứng, suy thận...), từ đó định hướng có cần thiết phải
chụp thuốc cản quang hay không.
- Nên thu thập một số thông tin khác nếu có (như siêu âm, nội soi, chụp
bụng không chuẩn bị, các xét nghiệm...).
- Không uống thuốc cản quang trước khi chụp nhằm phát hiện sỏi túi
mật, sỏi ống mật chủ, sỏi tụy... Có thể cho người bệnh uống 500ml nước để
81