Page 2 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 2
nghiên cứu thí nghiệm dùng tia X của hãng EMI, giới thiệu máy chụp cắt lớp
vi tính sơ khai. Độc lập với nghiên cứu của Hounsfield, ông Allan McLeod
Cormack cũng nghiên cứu và phát minh hệ thống máy tương tự. Phát minh
này có tầm quan trọng ngang phát minh ra tia Rœntgen năm 1985, nên đến
năm 1979 giải Nobel Y học được trao cho hai nhà khoa học này. Sự ra đời
của CLVT được xem là cuộc cách mạng trong chẩn đoán hình ảnh Y học.
Máy cắt lớp đầu tiên của hãng EMI được đặt tại bệnh viện Atkinson
Morley ở Wimbledon nướcAnh và hình cắt lớp sọ não đầu tiên vào năm 1972
(H.1), Năm 1974 Ledley ( Mỹ) hoàn thành chiếc máy chụp cắt lớp vi tính toàn
thân đầu tiên. Thời gian để có một quang ảnh phải mất vài phút, tuy nhiên vẫn
chưa thuận tiện cho việc ứng dụng trong lâm sàng. Năm 1977 với máy chụp
cắt lớp vi tính, thời gian một quang ảnh chỉ còn 20 giây. Năm 1995 với máy
thông thường một quang ảnh là 3 giây, với máy hiện đại hơn chỉ mất 1 giây
và với máy tối tân, chụp cực nhanh chỉ mất 1/10 đến 1/30 giây.
1.2. Các thế hệ máy (H.1.1)
1.2.1. Thế hệ thứ nhất
Bộ cảm biến chỉ có một đơn vị. Bóng phía tia X và bộ cảm biến kết hợp
với nhau rất chặt chẽ và tiến hành chậm chạp từng bước động tác tịnh tiến rồi
động tác quay. Chùm tia X rất nhỏ chiếu qua một bộ phận của cơ thể một
phần để rồi tới bộ cảm biến. Khi bóng tia X quay được 1 độ thì phải tịnh tiến
để rồi phát ra tia X quét ngang một bộ phận của cơ thể. Bóng phát tia X và bộ
cảm biến phải quay quanh cơ thể 360 và tiến hành chậm chạp như thế nên để
có một quang ảnh phải mất vài phút.
1.2.2. Thế hệ thứ hai
Máy hoạt động vẫn theo nguyên tắc quay và tịnh tiến như trên nhưng
chùm quang tuyến X có độ mở rộng hơn (khoảng 10 độ) và đối diện với độ
cảm biến có nhiều đơn vị hơn (từ 5 đến 10 đơn vị). Do chùm quang tuyến X
rộng hơn và độ cản biếm có nhiều đơn vị hơn nên giảm bớt được số lần tịnh
tiến: Thời gian để có một quang ảnh được rút ngắn hơn, mất khoảng từ 6 đến
20 giây.
1.2.3. Thế hệ thứ ba (CLVT xoắn ốc: spinal hay helical CT)
Máy hoạt động chỉ còn động tác quay xung quanh bệnh nhân, không còn
động tác chuyển dịch tịnh tiến. Chùm quang tuyến X được mở rộng, có thể
2