Page 1 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 1
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
Bài 1: NHỮNG ĐIỂM VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
(Thêi gian: 4 tiÕt)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Kể tên được các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính
2. Trình bày được nguyên lý cấu tạo máy chụp cắt lớp vi tính?
3. Trình bày được nguyên lý tạo ảnh của máy chụp CLVT?
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) theo tiếng Anh là Computed Tomography
(viết tắt là C.T). Từ “tomography” được ghép theo nghĩa tiếng Hy-lạp tomos
là lát cắt (slice) và graphein là ghi (write). Computed tomography được đặt
tên bởi hãng EMI (Electric Music Instrucments), là công ty nổi tiếng ngày nay
về thương mại thu thanh và âm nhạc.
1.1. Lịch sử
Năm 1917, J. Radon, nhà toán học người Áo, nghiên cứu lý thuyết lực
hấp dẫn và ông đã chứng minh rằng vật thể hai hay ba chiều có thể được dựng
lại từ vô số hình chiếu quanh vật này. Lý thuyết này sau đó được ứng dụng
vào thiên văn, công nghiệp và Y học.
Năm 1956, Bracewell (Úc), nghiên cứu phóng xạ vũ trụ và ông xây dựng
bản đồ mặt trời từ hình chiếu các tia. Năm 1961, Oldendorf và Cormack đã
hiểu khái niệm “chụp hình cắt lớp vi tính” và họ đã xây dựng được mô hình
thực nghiệm. Năm 1968, Kuhl và Ewards đã chế tạo máy quét cắt lớp dùng
trong lĩnh vực khảo sát hạt nhân, nhưng họ chưa phát triển ý tưởng đó vào hình
ảnh y học.
Năm 1972, Godfrey Hounsfield, là một kỹ sư người Anh của trung tâm
1