Page 8 - Dược liệu thực hành
P. 8

Bài 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH DƯỢC
                                   LIỆU, XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM TRONG DƯỢC LIỆU
                                                NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU
                                                        Thời gian: 5 giờ

                  MỤC TIÊU HỌC TẬP:
                  - Kiến thức:
                  1.Trình bày được bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng,
                  liều dùng của 15 vị dược liệu.
                  - Kĩ năng:
                  2. Xác định được độ ẩm của dược liệu bằng phương pháp cân.
                  3. Nhận thức được 15 vị dược liệu.
                  - Thái độ:
                  4. Thể hiện thái độ thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong thực hành.

                  NỘI DUNG:
                  1. Nội dung và phương pháp thực hành dược liệu         Thời gian: 0,5 giờ
                  1.1 Nội dung.
                        Nội dung chủ yếu của Thực hành Dược liệu là:

                        -    Thực hành Kiểm nghiệm Dược liệu

                        -    Nhận thức một số vị dược liệu.

                        Những bài thực hành sẽ cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng

                  cơ bản để kiểm tra xem dược liệu có đúng không, có đạt các tiêu chuẩn của Dược

                  điển không. Ðể làm được điều này trong quá trình thực hành, người học được làm

                  quen, sử dụng các phương pháp khác nhau. Ngoài những phương pháp chung trong

                  kiểm nghiệm thuốc: lấy mẫu nghiên cứu, xác định độ ẩm, xác định độ tro ...Trong

                  kiểm nghiệm Dược liệu còn sử dụng các phương pháp khác như xác định tỷ lệ vụn

                  nát của Dược liệu, các tạp chất lẫn trong Dược liệu, xác định lượng chất chiết ra

                  được... ,các phương pháp này được ghi trong Dược điển Việt Nam và Dược điển

                  nhiều nước trên thế giới.


                  1.2 Phương pháp.
                  1.2.1 Phương pháp cảm quan (phương pháp nhận thức dược liệu).

                        Bằng sự quan sát về hình dạng, thể chất, màu sắc, mùi vị v.v..., người học có

                  thể nhận biết từng vị dược liệu. Trong chương trình thực hành người học phải nhận


                                                                                                               1
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13