Page 4 - Dược liệu thực hành
P. 4
THỜI GIAN MÔN HỌC: 90 Giờ:
- Lý thuyết: 30 giờ;
- Thực hành: 60 giờ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn học là môn số 12 trong chương trình, được học sau khi đã học môn
Thực vật và môn hóa phân tích
- Tính chất: Môn học chuyên môn của ngành dược. Môn học trang bị cho học viên
các kiến thức và kỹ năng nhận biết và sử dụng đúng nguồn nguyên liệu làm thuốc
từ dược liệu thảo mộc, và động vật.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC
- Kiến thức:
+ Trình bày được định nghĩa, nội dung môn học, tóm tắt lịch sử phát triển
của dược liệu ở Việt nam. Phương pháp thu hái, chế biến, bảo quản, kiểm nghiệm
dược liệu.
+ Trình bày được khái niệm chung (hoặc định nghĩa), cấu trúc hoá học
chung, phân loại, tính chất, một số phản ứng định tính, công dụng của các nhóm
hợp chất tự nhiên có trong dược liệu: carbohydrat, glycosid tim, saponin,
anthranoid, flavonoid, coumarin, tanin, alcaloid, tinh dầu, nhựa, lipid.
+ Trình bày được tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, bộ phận dùng,
thành phần hoá học chính, công dụng của một số cây thuốc hoặc dược liệu có chứa
các nhóm hợp chất tự nhiên ở trên.
- Kỹ năng:
+ Nhận biết được đặc điểm các vị dược liệu bằng cảm quan và bằng phương
pháp hiển vi.
+ Định tính được sự có mặt của glycosid (glycosid tim, saponin, flavonoid,
coumarin, tanin), alcaloid trong dược liệu bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp
mỏng.
+ Định lượng được tinh dầu trong dược liệu và thử được một số tính chất của
tinh dầu.
+ Kiểm nghiệm được một số dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam.
- Năng lực tự chủ, trách nhiệm:
+ Vận dụng chính xác, khoa học, nghiêm túc trong thực hành kiểm nghiệm dược
liệu
+ Coi trọng việc sử dụng dược liệu, kết hợp y học hiện đại- y học cổ truyền trong
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
III. NỘI DUNG VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU