QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
NGÀNH/ NGHỀ: Y SỸ
(Ban hành kèm theo Quyết định /QĐ-CĐYTHN ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội)
1. Giới thiệu chung về ngành nghề
Nội dung chương trình khung đào tạo Y sỹ bao gồm những kiến thức cơ bản về chính trị; tin học; ngoại ngữ; giáo dục thể chất; pháp luật; giáo dục quốc phòng - an ninh; giải phẫu - sinh lý; vi sinh - ký sinh trùng; dược lý; dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh phòng bệnh; kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ; quản lý và tổ chức y tế; điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng. Các học phần chuyên môn như: Bệnh nội khoa; bệnh ngoại khoa; sức khoẻ trẻ em; sức khoẻ sinh sản; bệnh truyền nhiễm - xã hội; bệnh chuyên khoa; y tế công cộng; y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
Trình độ đào tạo: trung cấp.
Mã ngành đào tạo: 5720101.
Thời gian đào tạo: 2 năm.
Đối tượng: tốt nghiệp phổ thông trung học.
2. Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về:
+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người.
+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.
- Trình bày được Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.
- Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.
- Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.- Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.
- Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở.
- Quản lý trạm y tế xã.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân;
- Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.
- Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Khám chữa bệnh tại các phòng khám;
- Cán bộ y tế dự phòng tại các trung tâm y tế, trạm y tế, y tế trường học;
- Nhân viên chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Y sỹ trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.