QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH/ NGHỀ: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

(Ban hành kèm theo Quyết định       /QĐ-CĐYTHN ngày       tháng      năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội)

1. Giới thiệu chung về ngành nghề

Kỹ thuật phục hồi chức năng trình độ cao đẳng là ngành, nghề sử dụng tác nhân vật lý gồm điện từ trường, sóng âm thanh, sức cản cảu nước, sức nóng – lnahj, điện xung, phương pháp vận động, kéo dãn, can thiệp y học hiện đại, biện pháp giáo dục và xã hội ... nhằm làm giảm tối đa ảnh hưởng của bệnh lí, khiếm khuyết/ giảm chức năng và trợ giúp cho người bệnh/ khách hàng có thể duy trì, cải thiện, hoặc nâng cao chức năng vận động và sự khỏe mạnh của con người; giúp người bệnh/ khách hàng có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cọng đồng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.  

Các kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong ngành phục hồi chức năng bao gồm: Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, ánh sáng trị liệu, xoa bóp trị liệu, kéo giãn trị liệu, v.v... Hiện nay kỹ thuật phục hồi chức năng rất phổ biến và được lựa chọn để điều trị cho người bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh. Tốt nghiệp nghề Kỹ thuật Phục hồi chức năng, người học có thể làm việc tại khoa phục hồi chức năng ở các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm phục hồi chức năng, các cơ sở  sức khỏe cộng đồng, câu lạc bộ thể dục thể thao, viện điều dưỡng và cơ sở giáo dục đặc biệt, các trường chuyên biệt, các tổ chức dành cho trẻ em hoặc người khuyết tật ...

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, cần có đủ kiến thức chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, người học có thể tìm hiểu và nghiên cứu làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, có kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp và đáp ứng được thị trường lao động, đồng thời có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, phát triển thêm về năng lực, tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2475 giờ (tương đương 91 tín chỉ).

Trình độ đào tạo: cao đẳng.

Mã ngành đào tạo: 6720603.

Thời gian đào tạo: 3 năm.

2. Kiến thức

- Trình bày được các vấn đề liên quan đến bệnh lý, khiếm khuyết, giảm khả năng và tham gia của bệnh nhân/ khách hàng.

- Giải thích được kế hoạch chăm sóc và can thiệp Phục hồi chức năng liên quan kiến thức giải phẫu học, sinh lý cơ thể con người, sinh lý bệnh, sinh cơ học, dược lý, cấp cứu ban đầu;

- Giải thích được các cơ chế tác dụng của các phương thức can thiệp phục hồi chức năng;

- Mô tả được phương pháp thực hiện can thiệp trong sơ cấp cứu;

- Chọn lựa can thiệp phục hồi chức năng phù hợp và an toàn với tình trạng bệnh nhân/ khách hàng có rối loạn hệ cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp, thần kinh – cơ;

- Trình bày được phương pháp phân tích, đánh giá kết quả của quá trình can thiệp Phục hồi chức năng và điều chỉnh kế hoạch can thiệp dựa vào mô hình ICF;

- Mô tả được các quy định, quy trình thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng an toàn;

- Trình bày được phương pháp cấp cứu người bị ngưng tim, ngưng thở, điện giật;

- Thảo luận phương thức lượng giá ban đầu, lượng giá tiến triển và các can thiệp phục hồi chức năng;

- Liệt kê được các thuật ngữ phục hồi chức năng sử dụng thông dụng bằng tiếng Anh;

- Trình bày được rõ ràng cách thức hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh các phương pháp tự chăm sóc và phòng ngừa bệnh phù hợp điều kiện cá nhân bệnh nhân/ khách hàng;

- Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau;

- Trình bày được những kiến thức cơ bả về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;

- Có kỹ năng quan sát, đánh giá nhanh tình trạng chức năng của bệnh nhân để tiếp đón bệnh nhân/ hỗ trợ bệnh nhân;

- Thu thập được thông tin, giải thích, phân tích, lượng giá và ra quyết định can thiệp phù hợp tình trạng bệnh nhân/ khách hàng;

- Thực hiện được và đúng các kxy thuật lượng giá dấu hiệu sinh tồn và phục hồi chức năng thông thường;

- Lập được kế hoạch can thiệp phục hồi chức năng dựa trên những vấn đề sức khỏe của người bệnh trong các lĩnh vực cơ xương – khớp, tim mạch – hô hấp, thần kinh -cơ người lớn và trẻ em;

- Thực hiện được các can thiệp phục hồi chức năng đúng quy trình hướng dẫn, phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của cá nhân, gia đình và cộng đồng;

- Sử dụng an toàn và thành thạo các thiết bị vật lý, thiết bị tập luyện và dụng cụ trợ giúp;

- Theo dõi được tiến triển và cập nhật các can thiệp phục hồi chức năng đã thực hiện;

- Phối hợp hiệu quả với người bệnh, gia đình và đồng nghiệp trong việc theo dõi, chăm sóc, can thiệp và điều trị người bệnh liên tục;

- Đánh giá đúng kết quả của quá trìn can thiệp phục hồi chức năng và điều chính kế hoạch can thiệp dựa theo tình trạng người bệnh và kết quả mong đợi;

- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh các phương pháp tự chăm sóc và phòng ngừa bệnh phù hợp điều kiện cá nhân bệnh nhân/ khách hàng;

- Thực hiện được tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe dễ hiểu, dễ thực hiện tại cộng đồng;

- Sử dụng có hiệu quả và thích hợp các hình thức giao tiếp;

- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;

- Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

- Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;

- Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách khoa học;

- Ghi chép hồ sơ phục hồi chức năng chính xác, đầy đủ và kịp thời;

- Quản lý công việc, thời gian của cá nhân khoa học và hiệu quả;

- Rèn luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe của bản thân;

- Tuân thủ các quy định của các cơ sở y tế;

- Hành nghề theo quy định của pháp luật liên quan đén y tế và các quy định của Bộ Y tế;

- Ứng dụng được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định để phục vụ cho quá trình lao động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Nhận biết và báo cáo các hành vi vi phạm với cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân với các báo cáo đó;

- Tôn trọng vai trò, quan điểm và uy tín của đồng nghiệp;

- Bảo vệ quyền lợi bệnh nhân/ khách hàng;

- Tuân thủ nguyên tắc an toàn cho người bệnh;

- Trung thực, khách quan, thận trọng, ý thức làm việc hiệu quả trong thực hành nghề nghiệp;

- Biểu hiện hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp và người bệnh;

- Cảm thông, chia sẻ, ân cần, chu đáo với người bệnh, gia đình và cộng đồng;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoafnt hành của cá nhân và thành viên trong nhóm và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc;

- Tự chủ, làm việc độc lập, theo nhóm hoặc hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc;

- Chịu trách nhiệm cá nhân khi đưa ra các quyết định và can thiệp phục hồi chức năng;

- Tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và quốc tế trong thực hành phục hồi chức năng;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điện trị liệu

- Vận động trị liệu

- Hô hấp trị liệu

- Xoa bóp trị liệu

- Sử dụng dụng cụ trị liệu

- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

- Hoạt động trị liệu I, II

- Phục hồi chức năng nhi

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề kỹ thuật phục hồi chức năng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.