Page 93 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 93
Bài 4: CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
CÓ CAN THIỆP LÂM SÀNG
Số tiết: 3
Mục tiêu
Kiến thức
1. Trình bày được cách sử dụng thuốc tránh thai tiêm và cấy.
2. Nêu được cơ chế, chỉ định, chống chỉ định của dụng cụ tử cung
3. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, thuận lợi và không thuận lợi
của phương pháp triệt sản.
Kỹ năng
4. Tư vấn được cho khách hàng sử dụng hiệu quả các biện pháp tránh thai
hiện đại có can thiệp lâm sàng trên tình huống giả định.
5. Đặt và tháo dụng cụ tử cung Tcu 380 trên mô hình đúng quy trình kỹ
thuật.
6. Hướng dẫn được cho khách hàng kiểm tra và tự kiểm tra dụng cụ TC sau
khi đặt.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
7. Thể hiện được thái độ tôn trọng, cẩn thận, kiên nhẫn, tỷ mỷ trong quá
trình thực hiện thủ thuật và giao tiếp với khách hàng.
Nội dung
1. Khái niệm
Ngoài những biện pháp tránh thai mà khách hàng có thể tự sử dụng
dưới sự tư vấn hướng dẫn của nhân viên y tế, vẫn có một số biện pháp nếu
lựa chọn, khách hàng sẽ phải đến cơ sở y tế để được làm thủ thuật do những
nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu thực hiện. Những biện pháp tránh
thai đó gọi là những biện pháp có can thiệp lâm sàng như: tiêm hoặc cấy
thuốc tránh thai, đặt dụng cụ tử cung, đình sản nam- nữ.
2. Các biện pháp tránh thai có can thiệp lâm sàng
2.1. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai dạng tiêm hay cấy đều có thành phần đơn là
Progestine, có các chỉ định- chống chỉ định, cơ chế, những điểm thuận lợi
và không thuận lợi, tác dụng không mong muốn… giống như thuốc viên
tránh thai đơn thuần.
2.1.1. Thuốc tiêm
- Loại thuốc: có 2 loại
+ Dehydro Medroxy Progesterone Acetate với tên viết tắt DMPA,
hàm lượng 150 mg, có tác dụng tránh thai trong 12 tuần.
+ Noristerat, hàm lượng 200 mg, có tác dụng tránh thai trong 8 tuần
- Cách dùng: tiêm bắp 150 mg DMPA vào bảy ngày đầu của chu kỳ kinh
hoặc sau 6 tuần sau đẻ. Một mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong 3 tháng.
92