Page 75 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 75
- Các ô ngang, mỗi thôn một ô và tuỳ theo số thôn xóm mà số ô ngang sẽ
nhiều hay ít. Tại mỗi ô ngang tương ứng với thôn xóm và tháng (trong năm) sẽ
được gắn vào đó các “con tôm” là một mảnh giấy nhỏ trên đó ghi tên, tuổi thai
phụ của thôn xóm đó và tháng dự kiến đẻ của họ (đúng vào tháng của ô đó) cùng
những chi tiết khác nếu cần thiết.
- Dưới các ô ngang ghi thôn xóm là ô cộng ghi tổng số người được dự kiến
sinh trong tháng.
- Ô ngang cuối cùng trong bảng là ô sau đẻ, dành để dán các trường hợp
đã sinh trong tháng, được bóc từ các ô phía trên đưa xuống.
- “Con tôm” có thể làm bằng bìa có mầu khác nhau, mỗi mầu là một ký
hiệu cho biết lần đẻ sắp tới của thai phụ. Ví dụ thường dùng mầu xanh cho người
sẽ đẻ lần 1, mầu vàng cho người đẻ lần 2, mầu đỏ cho người đẻ từ lần 3 trở lên.
Tốt nhất là dùng giấy thuộc loại chỉ cần bóc bỏ nền lót, là có thể dán ngay trên
bảng. Trường hợp bảng bằng bìa thì phải khâu đính sẵn trên các ô trong bảng,
các khuyết bằng chỉ để có thể gài con tôm vào đó.
Nội dung ghi trên con tôm, tối thiểu phải có các thông tin sau: Họ và tên
thai phụ- Tuổi - Ngày đầu kinh cuối - Ngày dự kiến sinh.
- Lợi ích của bảng theo dõi quản lý thai là:
+ Biết được số sẽ sinh trong từng tháng, trên cơ sở đó đặt kế hoạch phục
vụ, đặc biệt trong những tháng có thiên tai (bão, lũ lụt) đây sẽ là những đối
tượng cần ưu tiên phục vụ và chăm sóc.
+ Có thể cho biết việc phát hiện thai nghén để đăng ký có sớm hay không.
+ Nếu đến hết tháng, số tôm vẫn còn lại trên bảng, thì phải xem nguyên
nhân: thai phụ đã đẻ (ở nhà hoặc ở cơ sở khác); còn nếu chưa đẻ, thì có thể là
thai đã quá hạn, cần được xử trí.