Page 170 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 170
của vùng này là cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Chúng là những cơ
duỗi và dạng đùi tại khớp hông. Cơ mông nhỡ là vị trí thuận lợi để tiêm bắp.
Những cơ nhỏ nằm ở sâu là những cơ xoay đùi. Chúng bao gồm cơ tháp, cơ bịt
trong, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi trên, cơ sinh đôi dưới và cơ vuông đùi.
- Các cơ mông được các nhánh thần kinh nhỏ của đám rối cùng chi phối.
4.1.2. Mạch máu, thần kinh
Cơ tháp thuộc lớp sâu vùng mông làm mốc chia vùng mông làm 2 tầng:
tầng trên cơ tháp và tầng dưới cơ tháp.
Vì vậy vùng mông có bó mạch thần kinh trên cơ tháp và dưới cơ tháp.
4.1.2.1. Bó mạch thần kinh trên cơ tháp: Gồm động mạch và thần kinh
mông trên.
Động mạch mông trên: Là nhánh lớn nhất của động mạch chậu trong,
từ trong chậu hông chui qua khuyết mẻ hông lớn ở bờ trên cơ tháp ra mông.
- Phân nhánh cho 2 nhánh vào cơ: Nhánh nông đi giữa cơ mông lớn và
cơ mông nhỡ. Nhánh sâu đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé.
- Ngành nối động mạch mông trên nối với:
+ Động mạch chậu ngoài qua nhánh mũ chậu sau.
+ Động mạch đùi sâu qua nhánh mũ chậu ngoài.
+ Động mạch chậu trong qua nhánh động mạch mông dưới và động
mạch cùng ngoài.
Thần kinh mông trên được tạo bởi thần kinh thắt lưng IV, V và dây
thần kinh cùng I chui qua khuyết mẻ hông lớn và chia hai nhánh đi cùng với
động mạch và tĩnh mạch mông trên, thần kinh nằm sâu hơn động mạch và vận
động cho 3 cơ: mông nhỡ, mông bé và cơ căng cân đùi.
4.1.2.2. Bó mạch thần kinh dưới cơ tháp:
Động mạch mông dưới là nhánh lớn của thân trước động mạch chậu
trong, chui qua khuyết mẻ hông lớn đi ở dưới cơ tháp ra vùng mông cùng với
dây thần kinh mông dưới.
- Phân nhánh:
+ Nhánh sau cấp máu cơ mông to và tiếp nối với động mạch mông trên.
166