Page 28 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 28
dịch ở ống tai ngoài và màng nhĩ. Dịch tai lúc đầu loãng, trong, màu vàng chanh,
về sau đặc dần thành mủ nhày.
2.2.2. Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mủ mạn tính là một tình trạng chảy mủ mạn tính (> 6 tuần) qua lỗ
thủng màng nhĩ.
- Có chảy nước tai hoặc mủ tai một hoặc cả hai bên kéo dài, nước tai thường không
thối gặp trong viêm tai tiết dịch, nhày, còn mủ tai thường thối do viêm xương, loại
này thường nguy hiểm vì có thể gây biến chứng sọ não.
- Thường không đau tai.
- Nghe kém, kém nhanh nhẹn, trẻ lớn học tập sa sút.
- Khám thấy màng nhĩ thủng, thường ở phía trước dưới, lỗ thủng rộng không sát
vách.
2.3. Cách điều trị
- Điều trị toàn thân: kháng sinh, giảm đau, hạ sốt.
- Điều trị tại chỗ:
+ Thời kỳ xung huyết: Nhỏ mũi bằng Argyron 1% hoặc sulfarin 1 %, ngày 2 – 3
lần
+ Thời kỳ ứ mủ: chính màng nhĩ kịp thời , đúng vị trí ở góc 1/4 sau dưới.
+ Thời kỳ vỡ mủ: làm thuốc tai.
- Điều trị nguyên nhân: nạo V.A, cắt polyp mũi.
2.4. Phòng bệnh
- Giải quyết sớm các ổ viêm nhiễm ở vùng mũi họng như nạo V.A, điều trị viêm
mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm.
- Làm thông vòi tai ngay khi bị tắc bằng thổi hoặc bơm hơi vòi nhĩ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ và ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng
3. Chăm sóc người bệnh viêm tai xương chũm
3.1.Đại cương
22