Page 27 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 27
- Nếu không phát hiện sớm và điều trị tốt, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức nghe và dẫn
đến các biến chứng hiểm nghèo.
- Nguyên nhân
+ Do viêm nhiễm ở mũi họng, chủ yếu là viêm V. A
+ Do tắc vòi tai: thường gặp do sùi, u ở vòm họng hoặc do viêm mũi xoang mủ.
+ Các chấn thương gây rách màng nhĩ hay do áp lực mạch.
+ Sau các bệnh: cúm, sởi, ho gà, bạch hầu…
2.2. Triệu chứng
2.2.1.Viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của tai giữa. Triệu chứng thay
đổi tùy theo nguyên nhân, thể trạng, lứa tuổi. Sau đây là thể điển hình.
- Thời kỳ xung huyết:
+ Trẻ đang bị viêm mũi họng với các triệu chứng như ho, chảy nước mũi.
+ Sốt tăng lên thường tới 40ºC, có cảm giác căng tức hay đau nhói trong tai.
+ Khám tai: thấy màng nhĩ đỏ, mạch máu giãn dọc theo cán búa hoặc ở màng
trùng
- Thời kỳ ứ mủ:
+ Thể trạng nhiễm trùng, sốt cao, mệt mỏi. Trẻ dưới 12 tháng thường kèm theo
rối loạn tiêu hoá, biểu hiện là nôn trớ, tiêu chảy, phân sống.
+ Trẻ đau tai rõ rệt, quấy khóc, kém ăn, kém ngủ, khóc thét khi chạm vào tai viêm.
+ Khám tai: thấy màng tai đục, phồng ra ngoài kiểu mặt kính đồng hồ hoặc khu
trú ở một phần màng nhĩ như hình vú bò.
- Thời kỳ vỡ mủ: mủ ứ nhiều tự vỡ hoặc do chích mủ.
+ Các triệu chứng giảm đi nhanh chóng khi mủ được chảy ra ngoài, toàn trạng trẻ
khá lên, hết sốt, hết tiêu chảy, đau tai giảm dần.
+ Khám tai: thấy màng tai dầy, ẩm, có lỗ thủng ở giữa hay trước dưới phần căng
của màng nhĩ, lỗ thủng thường nhỏ, chỉ nhận thấy qua ánh của dịch khi lau sạch
21