Page 54 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 54
BÀI 5: CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
(Quyết định số 20/QĐ-HĐD, ngày 10/09/2012 của Hội Điều dưỡng Việt Nam)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
*Kiến thức:
1. Trình bày được khái niệm đạo đức và chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều
dưỡng.(CĐRMH 1,2)
2. Phân tích được 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng .(CĐRMH 1,2)
*Kỹ năng:
3. Vận dụng được các chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng để giải quyết một
số tình huống giả định (CĐRMH 1,2)
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
4. Thể hiện được các chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng trong khi xử lý một số
tình huống giả định (CĐRMH 1,2)
NỘI DUNG
I. Đại cương
Nghề điều dưỡng là một nghề cao quý, mang tính nhân đạo cao cả. Cùng với
kiến thức giỏi về nghề, người điều dưỡng còn cần có lương tâm, trách nhiệm, đạo
đức trong việc cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nghề nào cũng có đạo
đức nghề nghiệp. Nhưng đối với nghề điều dưỡng, đạo đức nghề nghiệp đóng vai
trò quan trọng hàng đầu, vì đây là nghề chữa bệnh cứu người. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: “Lương y như từ mẫu”. Người điều dưỡng là “lương y” phải đề cao chữ
Thiện, chữ Tâm, hết lòng tận tụy vì người bệnh như người mẹ hiền “từ mẫu”. Ở
nước ta hiện nay, không ít những tấm gương người điều dưỡng vượt qua mọi khó
khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, về trang thiết bị y tế để chăm sóc người bệnh và
sức khỏe của nhân dân. Và dù thu nhập của họ còn đạm bạc, nhưng trong chăm sóc
người bệnh (NB) họ đã thực sự là những lương y, là những người mẹ hiền. Bên cạnh
đó cũng đã có những người điều dưỡng có biểu hiện tiêu cực, vi phạm về y đức, bị
dư luận xã hội lên án như: sách nhiễu người bệnh và gia đình người bệnh, phân biệt
giầu nghèo, thiếu trách nhiệm, vô cảm trong chăm sóc, coi thường tính mạng người
54