Page 52 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 52
* Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:
- Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;
- Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;
- Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe.
* Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
- Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người
bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định.
* Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:
- Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh
theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
* Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:
- Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh;
- Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,
ra viện;
- Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư
tiêu hao.
* Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:
- Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm
vi được phân công;
- Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người
bệnh.
3.3.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp
trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành
điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế;
-Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí
việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
-Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
3.3.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
52