Page 91 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 91
trong khi khoảng 159 triệu trẻ thấp còi và 50 triệu trẻ còi cọc. Tình trạng thừa cân
béo phì ở trẻ em đang tăng cả ở các nước giàu và nước nghèo chủ yếu là do thói
quen ăn uống và sinh hoạt không đúng.
- Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng: Tại Việt Nam từ năm 1994, Chương
trình Phòng chống suy dinh dưỡng đã bắt đầu được triển khai tại gần 3000 xã khó
khăn dưới sự triển khai, chỉ đạo của Uỷ ban Chăm sóc bà mẹ trẻ em.
Mục tiêu đến năm 2015 và 2020
1. Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc
xuống 14% và dưới 10% vào năm 2020.
2. Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc
xuống dưới 25% (năm 2015) và dưới 20% (năm 2010)
3. Khống chế tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc ở mức
dưới 5%.
2. Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng là bệnh lý dinh dưỡng hay gặp ở
trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi, làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ
gây ra hai tác hại là: chậm tăng trưởng và dễ nhiễm trùng.
Ở Việt Nam: tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em nước ta hiện nay đã giảm nhiều.
Theo số liệu thống kê do Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố, năm 2015 tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi chung toàn quốc như sau: suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân là 14,1%, suy dinh dưỡng thể thấp còi là 24,6%, suy dinh dưỡng gày còm là
6,4%, ở Hà Nội các tỷ lệ này lần lượt là 5,9%, 14,9% và 3,8%. Như vậy tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn cao so với số liệu chung của Tổ chức Y tế Thế
giới.
2.1 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
2.1.1 Nguyên nhân
- Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng
91