Page 73 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 73
2.2.3. Sữa đậu nành: có lượng đạm cần thiết tương đương sữa bò, các muối
khoáng như kali, phospho, đồng, sắt, can xi ...., nhưng lượng mỡ và đường có ít.
Sữa đậu nành có thể dùng thay thế sữa mẹ khi trẻ bị dị ứng với đạm của sữa bò,
nhưng cần cho thêm đường và dầu, mỡ để bổ sung dinh dưỡng.
2.3. Các lợi ích và bất lợi của việc cho trẻ ăn sữa thay thế
2.3.1 Lợi ích
- Chỉ cho trẻ ăn sữa nhân tạo sẽ không có nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ.
- Trong các sữa công thức đã có hầu hết các chất dinh dưỡng cần cho trẻ.
- Mọi thành viên trong gia đình đều có thể cho trẻ ăn.
2.3.2 Các bất lợi
- Sữa thay thế không có kháng thể giống như trong sữa mẹ để bảo vệ trẻ chống lại
bệnh nhiễm khuẩn.
- Trẻ dễ mắc các bệnh dị ứng do phải sử dụng sữa có nguồn gốc động vật hoặc
không dung nạp sữa.
- Trẻ có biểu sinh hơi trong ruột nhiều hơn và tăng nhu động ruột nhiều hơn so với
việc dùng sữa mẹ, trong khi một số trẻ lại có biểu hiện táo bón do ăn sữa công thức.
- Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin nhất là vitamin A do sữa được pha
không đúng hoặc dễ bị thừa cân béo phì do được cho ăn quá no.
- Trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành.
- Hạn chế sự gắn bó giữa mẹ và con.
- Bà mẹ có thể có thai sớm trở lại, tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng
trứng.
- Cần tiền và thời gian để chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ để pha sữa.
2.4. Cách cho trẻ ăn nhân tạo
2.4.1 Nguyên tắc cho trẻ ăn nhân tạo
- Chọn loại sữa thích hợp với lứa tuổi.
- Pha đúng công thức của hãng bào chế.
- Đảm bảo tay người pha sữa và dụng cụ pha sữa sạch.
73