Page 46 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 46
2.2.2. Vắc xin sởi
- Liều dùng: 0,5 ml 1 liều
- Đường dùng: Tiêm dưới da ở phía trên cánh tay.
- Phản ứng sau tiêm vắc xin sởi: thường nhẹ và ít xảy ra
+ Tại chỗ: sưng, đỏ, đau nhức tại nơi tiêm, xảy ra trong 24 giờ sau khi tiêm vắc xin,
phần lớn phản ứng này sẽ mất đi trong vòng 2 – 3 ngày mà không cần phải điều trị.
+ Sốt: có khoảng 5% số trẻ tiêm vắc xin có biểu hiện sốt sau khi tiêm, sốt thường
0
kéo dài 1 – 2 ngày. Nếu sốt nhẹ không cần xử trí gì, sốt cao từ 38,5 C trở lên thì
cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol.
+ Phát ban chiếm tỷ lệ 1/20, biểu hiện ban nhẹ trong vòng 5 – 12 ngày sau tiêm và
kéo dài khoảng 2 ngày, không cần điều trị.
+ Những phản ứng nặng như sốc phản vệ, dị ứng với vắc xin, giảm tiểu cầu, viêm
não rất hiếm gặp chiếm tỷ lệ 1 trường hợp/1 triệu trẻ được tiêm vắc xin sởi.
2.2.3 Vắc xin sởi - rubella
- Liều dùng: 0,5 ml 1 liều
- Đường dùng: Tiêm dưới da ở phía trên cánh tay.
- Phản ứng sau tiêm vắc xin sởi - rubella: thường nhẹ và ít xảy ra.
+ Đau nhức tại nơi tiêm.
+ Sốt nhẹ.
+ Phát ban
+ Dị ứng với vắc xin.
+ Các phản ứng nặng và hiếm gặp: viêm não, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.
2.2.4. Vắc xin bại liệt uống (sabin, OPV)
- Liều dùng: mỗi liều 2 giọt
- Đường dùng: đường uống
- Phản ứng phụ
+ Biểu hiện đau đầu, tiêu chảy hoặc đau cơ nhưng rất ít xảy ra chỉ chiếm khoảng
dưới 1%,
46