Page 188 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 188
+ Cứ 1 - 2 giờ theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, dấu hiệu mất nước, số lần tiêu
chảy, số lượng nước tiểu và trạng thái tinh thần của trẻ bệnh. Nếu trẻ uống được thì
cho uống thêm dung dịch ORS 5ml/kg/giờ
+ Nếu hết số lượng dịch trên mà tình trạng trẻ bệnh chưa tốt, thì tiếp tục truyền một
lần nữa với liều như trên .
+ Nếu không truyền được dịch tĩnh mạch thì nhỏ giọt dạ dày dung dịch ORS với
liều 120 ml/kg/6giờ
+ Sau 6 giờ (trẻ <12 tháng) hoặc 3 giờ ( trẻ > 12 tháng) cần đánh giá lại trẻ và phân
loại mức độ mất nước để chọn phác đồ (A, B hay C) để điều trị cho thích hợp.
+ Sau giai đoạn bù dịch cần hồi phục ngay chế độ dinh dưỡng cho trẻ như hướng
dẫn ở phác đồ A
5.3.2.2 Đảm bảo dinh dưỡng: đảm bảo nguyên tắc cho trẻ ăn đủ khi trẻ bị tiêu chảy
- Không bắt trẻ nhịn ăn, ăn kiêng và không pha loãng thức ăn khi trẻ bị bệnh.
- Các loại thức ăn nên dùng
+ Nên tiếp tục cho trẻ bú càng nhiều càng tốt trong suốt đợt tiêu chảy.
+ Trẻ đã ăn bổ sung: cần cho trẻ ăn tốt hơn bình thường trẻ chóng hồi phục và
phòng suy dinh dưỡng. Thức ăn dùng cho trẻ khi bị tiêu chảy phải là thức ăn
thường ngày trẻ vẫn dùng, sữa có tại địa phương được nấu nhừ, giầu chất bổ và cân
đối thành phần đạm, mỡ, đường. Nên khuyến khích trẻ ăn thịt, cá, trứng… Vẫn cho
trẻ ăn thêm rau xanh và quả để tăng thêm vitamin và muối khoáng, nhất là những
loại quả có nhiều ka li như chuối, cam, quít, nước dừa......
+ Trẻ nuôi nhân tạo vẫn cho trẻ ăn bình thường, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày,
công thức pha sữa vẫn giữ nguyên, không cần pha loãng. Cho trẻ ăn bằng cốc thìa.
Các sữa dành cho trẻ tiêu chảy đắt tiền và không thực sự cần thiết, không nên sử
dụng một cách thường xuyên
- Các loại thức ăn không nên dùng
+ Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ vì khó tiêu hóa.
188