Page 28 - Giáo trình Huyết học
P. 28

Quá trình giải phóng các bạch cầu hạt ra máu ngoại vi diễn ra khá phức

                  tạp. Nhiều yếu tố thể dịch (các interleukin) tham gia quá trình khởi động sự di

                  chuyển của bạch cầu hạt đi qua các vách xoang tủy – bình thƣờng là các rào cản

                  không cho tế bào đi qua. Bên cạnh đó, khả năng biến hình mềm dẻo và tự di

                  chuyển giúp các tế bào đi từ khoang tủy ra máu ngoại vi.

                         Tuần hoàn ngoại vi đƣợc chia thành hai phần cân bằng: phần lƣu thông và

                  vùng rìa. Tại vùng rìa, các bạch cầu hạt dính với các tế bào nội mô của mạch

                  máu và một số bạch cầu hạt cũng có thể có mặt trong lách. Có thể nói rằng, quá
                  trình lƣu thông trong máu ngoại vi của bạch cầu hạt chỉ là một giai đoạn ngắn

                  ngủi trong đời sống của bạch cầu hạt trƣớc khi di chuyển đến mô đích để thực

                  hiện chức năng. Tuy nhiên trong khi lƣu thông tại tuần hoàn, các bạch cầu hạt,

                  đặc biệt bạch cầu hạt trung tính cũng có thể thực hiện chức năng thực bào của

                  mình.

                         Nửa đời sống trung bình của tế bào bạch cầu hạt ở máu ngoại vi khoảng 7

                  đến 10 giờ. Khi di chuyển vào mô đích, chúng có thể tồn tại trong vài ngày,

                  không kể trong các trƣờng hợp bị kích thích bởi các kháng nguyên, các độc tố

                  hoặc các vi sinh vật. Bạch cầu hạt ƣa axit cũng chỉ tồn tại ở máu trong vòng vài

                  giờ, và ở mô trong vài ngày. Các bạch cầu ƣa bazơ chỉ tồn tại trong tuần hoàn

                  khoảng 8,5 giờ.

                  3. Hình thái bình thƣờng của dòng bạch cầu hạt

                  3.1. Nguyên tủy bào (Myeloblast): trong quá trình biệt hóa dòng bạch cầu hạt,
                  đây là giai đoạn sớm nhất có thể xác định đƣợc dựa trên các đặc điểm hình thái.


                  Các tế bào có đƣờng kính trung bình từ 10-18 m. Chất nhân mịn và đều với
                  một đến vài hạt nhân nhạt màu. Bào tƣơng hẹp, ƣa bazơ và không có hạt. Que

                  Auer – có dạng hình que bắt màu đỏ, bản chất là sự ngƣng kết của các lysosome,

                  có thể quan sát đƣợc trong các trƣờng hợp bệnh lý.

                  3.2. Tiền tủy bào (Promyelocyte): là lứa tuổi biệt hóa thứ hai của dòng bạch cầu

                  hạt. Đặc điểm nổi bật của tiền tủy bào là hình ảnh các hạt bào tƣơng dày đặc, đôi

                  khi làm che lấp, lu mờ các đặc điểm hình thái khác của tế bào. Đó là những hạt

                  nguyên  phát,  ƣa  azur  và  bản  chất  là  các  enzym  myeloperoxidase  và

                  chloroacetate esterase.  Về kích thƣớc, tiền tủy bào lớn hơn nguyên tủy bào với
                                                              28
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33