Page 27 - Giáo trình Huyết học
P. 27
trình tăng sinh, biệt hóa và trƣởng thành, các tế bào ở các giai đoạn biệt hóa
trung gian chỉ có mặt trong tủy xƣơng. Sau khi biệt hóa thành các tế bào trƣởng
thành mới xuất hiện ở máu ngoại vi.
DÒNG BẠCH CẦU HẠT
1. Quá trình phát triển và biệt hóa
Trong tủy xƣơng, từ tế bào gốc định hƣớng đa dòng biệt hóa thành các tế
bào định hƣớng dòng hạt-mono, và từ các tế bào này tiếp tục biệt hóa thành các
nguyên tủy bào – loại tế bào đầu dòng bạch cầu hạt.
Trong quá trình biệt hóa, các nguyên tủy bào - chiếm khoảng 1% tế bào
trong tủy - trải qua khoảng 15 giờ để biệt hóa thành các tiền tủy bào. Tiền tủy
bào chiếm khoảng 3% tế bào tủy và cần khoảng 24 giờ để biệt hóa thành các tủy
bào. Các tủy bào trong giai đoạn biệt hóa tiếp theo chiếm khoảng 12% các tế
bào tủy và mất khoảng hơn 4 ngày để biệt hóa thành các hậu tủy bào. Khi biệt
hóa đến giai đoạn hậu tủy bào, các tế bào đã trải qua 4 đến 5 lần phân bào và kết
thúc giai đoạn tăng sinh tại tuổi biệt hóa này.
Tiếp theo giai đoạn tăng sinh, các tế bào sẽ tiếp tục trƣởng thành trong
khoang dự trữ - biệt hóa của tủy xương, mà ở đó, các hậu tủy bào và bạch cầu
đũa biệt hóa thành các bạch cầu hạt. Trong các khoang tủy này, các tuổi biệt hóa
chiếm tỷ lệ khác nhau: hậu tủy bào chiếm khoảng 45%, bạch cầu đũa chiếm
khoảng 35% và bạch cầu hạt chiếm khoảng 20%. Đây có thể coi là kho dự trữ
bạch cầu hạt của cơ thể, và có thể cung cấp số lƣợng bạch cầu trong 4 đến 8
ngày.
Bình thƣờng, các bạch cầu hạt trung tính đƣợc dự trữ trong các khoang
tủy khoảng từ 7 đến 10 ngày trƣớc khi đi ra máu ngoại vi, còn các bạch cầu hạt
ƣa acid khoảng 2,5 ngày và các bạch cầu hạt ƣa bazơ chỉ đƣợc lƣu giữ khoảng
12 giờ.
2. Phân bố của các bạch cầu hạt
27